Diễn tả lại, một cách khác, các pháp
thiền hành . . . 3
( Quán Vô Ngã theo Kinh Vô Ngã Tướng )
Lê Anh Chí
__________________________________________
Dàn Bài :
IX) Quán Vô Ngã
1) Vô Ngã = chẳng phải là Ta =
chẳng phải là Ngã
2) Quán
rằng Sắc, thọ,
tưởng, hành, thức chẳng phải là Ta
3) Vô Ngã vì . . .
4) Người ta thường
hiểu lầm ,dùng lầm chữ Ngã, Vô
Ngã
5) Rất dễ thấy Vô
Ngã . . .
6) Quán chiếu tiếp
, để tiến tới sự dứt bỏ
7) Kinh Vô Ngã
Tướng
(Còn Tiếp)
__________________________________________
Dàn Bài của 2 bài trước:
Bài 1:
Diễn tả lại, một cách khác, các
pháp thiền hành đã nói đến trên Trang Nhà Kiến Tánh
(tính đến ngày 1-10-2008) 1 ( "Không trụ vào đâu cả !" ,
Phương pháp lưng
thẳng, Phương pháp tập
thở , Pháp an tâm của Tổ Đạt Ma) )
I)"Không trụ vào
đâu cả !"
II) Phương pháp làm lưng thẳng ra và vài
điều cần biết để tu tập thiền định
III) Phương pháp, cách thức
tập thở _và thở cũng là thiền
IV) Pháp an tâm của Tổ Đạt
Ma
Bài 2:
( Pháp Bích Quán của Tổ Đạt Ma, Quán
các pháp là huyễn, Sát Na Định, Niệm niệm không
trụ (Ngũ Tổ) )
V) Pháp Bích Quán của Tổ
Đạt Ma
VI) Quán rằng các pháp là như
huyễn
VII) Sát Na Định
VIII) Niệm niệm không trụ
(Ngũ Tổ)
IX) Quán Vô Ngã
Quán Vô Ngã, theo Kinh Vô
Ngã Tướng
1) Vô Ngã = chẳng phải là Ta = chẳng phải là Ngã
Vô Ngã chẳng có nghĩa là "Không
có Ngã" , mà là "chẳng phải là
Ta" , "chẳng phải là Ngã".
Trong Kinh Vô Ngã
Tướng, Phật
đã lập đi lập lại lời giải thích Vô Ngã
:
{{ - Cái này không
phải của tôi, đây không phải là tôi, cái này không
phải là tự ngã của tôị }}
Rõ ràng rằng Vô Ngã là "chẳng
phải là Ta".
Vọng Tâm là Vô Ngã vì Vọng Tâm
chẳng phải là ta. Cái "chẳng phải là ta" này
Phật gọi là Vô Ngã.
Vọng Tâm là Vô Ngã. Cái mà chúng sinh
tưởng là ta, thật chẳng phải là ta. Cái mà chúng
sinh gọi là Bản Ngã, Phật gọi là Vô Ngã.
Thực trạng của (Vọng)
Tâm là Vô Ngã _là ‘chẳng phải là ta’
Xem bài
Từ
Vô Ngã đến Chân Ngã _con đường hợp lý và
hiển nhiên !
2) Quán rằng Sắc, thọ, tưởng, hành,
thức chẳng phải là Ta
Quán rằng Sắc (thể xác) chẳng phải là Ta, chẳng
phải là Ngã
Quán rằng thọ, tưởng, hành, thức chẳng phải là Ta,
chẳng phải là Ngã
Vì Vọng Tâm
là thọ, tưởng, hành, thức
Cho nên,
Quán rằng Vọng Tâm chẳng phải là Ta,
chẳng phải là Ngã
3) Vô Ngã vì . . .
Vô Ngã vì vô
thường, khổ não và tạm bợ.
Trong Kinh Vô Ngã Tướng
(của Nhị Thừa),
Phật đã dạy pháp quán như vậy :
a) Thân này (Sắc) là vô thường
Do vô thường nên khổ não
Sắc là vô thường,
khổ não và tạm bợ, cho nên, Sắc chẳng phải
là Ta, chẳng phải là Tự Ngã của ta.
b) Thọ, tưởng, hành,
thức là vô thường
Do vô thường nên khổ não
Thọ, tưởng, hành,
thức là vô thường, khổ não và tạm bợ, cho
nên, thọ, tưởng, hành, thức chẳng phải là
Ta, chẳng phải là Tự Ngã của ta.
Nhận xét :
a) Do quán
chiếu như trên
(Sắc,Thọ,
tưởng, hành, thức là vô thường, khổ não và
tạm bợ,
cho nên,
Sắc, thọ, tưởng,
hành, thức chẳng phải là Ta, chẳng phải là
Tự Ngã của ta)
mà thấy Vô Ngã
b) Trong Phật Pháp, chữ Ngã có
nghĩa tốt , là Thường và Hạnh-phúc (Trái
với vô thường, khổ não)
c) Trong Phật Pháp, chữ Vô Ngã
có nghĩa xấu , là vô thường, khổ não
d) Trong Kinh Vô Ngã
Tướng , Phật chỉ nói
Sắc, thọ, tưởng, hành,
thức chẳng phải là Ta, chẳng phải là Tự Ngã
của ta
mà Phật không chỉ dạy :
cái gì là Ta ? cái gì là Ngã ?
Mãi đến
khi giảng Đại thừa, Phật mới chỉ
dạy rằng :
cái Ta
thật là Chân Tâm, là Phật Tánh
4)
Người ta thường hiểu lầm
,dùng lầm chữ Ngã, Vô Ngã
Rõ ràng rằng
theo Kinh Vô Ngã Tướng,
Vô Ngã là "chẳng phải là
Ta".
Trong Phật Pháp, chữ Ngã
có nghĩa tốt ,
là Thường và Hạnh-phúc (Trái với vô thường,
khổ não) [nhận xét b) ở trên]
Trong Phật Pháp, chữ Vô
Ngã có nghĩa xấu
, là vô thường, khổ não [nhận xét c)
ở trên]
Nhưng,
người đời (kể cả phần đông
Phật Tử) thường hiểu lầm
,dùng lầm chữ Ngã, Vô Ngã :
hiểu
lầm rằng Vô Ngã là "chẳng có Ngã".
hiểu
lầm rằng chữ Ngã có nghĩa xấu , đánh
đồng Ngã với Bản Ngã của tâm lý học
hiểu
lầm rằng chữ Vô Ngã có nghĩa tốt
Họ
hiểu lầm đến mức tuyên bố rằng
đắc đạo là đạt Vô Ngã.
Sự
thực thì Thực trạng của (Vọng) Tâm là Vô Ngã _là
‘chẳng phải là ta’. Vọng Tâm là Vô Ngã vì Vọng Tâm
chẳng phải là ta (thọ, tưởng, hành, thức
chẳng phải là Ta, chẳng phải là Tự Ngã của
ta).
Chẳng
thể nói người đắc đạo là đạt
Vô Ngã.
Có thể nói
người đắc đạo thì thấy Vô Ngã.
(Thấy rằng Sắc, thọ, tưởng, hành, thức
chẳng phải là Ta, chẳng phải là Tự Ngã của
ta)
Cái
"chẳng phải là ta" này Phật gọi là Vô Ngã.
Cái mà chúng sinh tưởng là ta, thật chẳng phải là
ta. Cái mà chúng sinh gọi là Bản Ngã, Phật gọi là Vô
Ngã.
5) Rất
dễ thấy Vô Ngã . . .
Tôi nhận
thấy rằng rất dễ thấy Vô Ngã ,
rất dễ thấy rằng Sắc, thọ,
tưởng, hành, thức chẳng phải là Ta, chẳng
phải là Tự Ngã của ta
Có thể là
hầu hết các Phật Tử Thiền Tông đều
dễ dàng thấy rằng Sắc, thọ, tưởng,
hành, thức chẳng phải là Ta, chẳng phải là
Tự Ngã của ta
Bởi vì,
HiểuBiếtTinNhận Chân Tâm là
điều kiện cần thiết tối thiểu để tu theo
Thiền Tông
(HiểuBiếtTinNhận
Chân Tâm là:
_Hiểu rằng ta và tất cả
chúng sinh đều có Chân Tâm (tức Phật Tánh), rằng
Phật Tánh của ta bình đẳng với chư
Phật, đều là Thường, Lạc, Ngã, Tịnh.
_Biết rằng . . . (như trên).
_Tin rằng . . ..
_Nhận thức rằng, nhận ra
rằng . . . )
Một khi ta
đã HiểuBiếtTinNhận Chân Tâm , thì ta xem Vọng Tâm
là giả.
Tức là,
Ta dễ dàng thấy rằng
Sắc, thọ, tưởng, hành, thức chẳng phải
là Ta, chẳng phải là Tự Ngã của ta
6) Quán
chiếu tiếp , để tiến
tới sự dứt bỏ
a) Thấy Vô Ngã rồi, vẫn
chưa giải thoát.
Thấy Vô Ngã
chỉ là cái thấy của Trí Tuệ, còn giải thoát là
diệt được tham sân si
Cần
phải khắc in cái Thấy Vô Ngã vào tâm để diệt
tham sân si
Cho nên Thấy
Vô Ngã rồi,
cần Quán
chiếu tiếp , để tiến tới sự dứt
bỏ
b) Quán
chiếu tiếp , để tiến
tới sự dứt bỏ
Thấy Vô Ngã
rồi,
(Thấy rằng Cái này không
phải của ta, đây không phải là ta, cái này không
phải là tự ngã của ta )
Thì Quán
chiếu sâu xa, khắc in cái Thấy Vô Ngã vào tâm để
nhàm chán, dứt bỏ, không luyến ái sắc, thọ,
tưởng, hành, thức
(và do sự
dứt bỏ ấy, được giải thoát)
7) Kinh Vô Ngã Tướng
Kinh Vô Ngã Tướng :
{{Vậy
như Tỳ Khưu nghĩ thế nào, thân này thường
còn hay vô thường?
- Bạch Thế tôn, là vô thường .
- Cái gì vô thường là khổ não hay hạnh phúc?
- Bạch Thế tôn là khổ nãọ
- Vậy, có hợp lý chăng nếu nghĩ đến cái
gì vô thường, khổ não và tạm bợ với ý
tưởng: Cái này của tôi, đây là tôi, đây là tự
ngã của tôỉ
- Bạch
Đức Thế Tôn, chắc chắn là không hợp lý.
- Cùng một thể ấy, nầy hỡi các Tỳ
Khưu, thọ, tưởng, hành, thức, đều là vô
thường và khổ nãọ Vậy, có hợp lý chăng
nếu nghĩ đến cái gì vô thường, khổ não
và tạm bợ với ý tưởng: Cái này của tôi,
đây là tôi, đây là tự ngã của tôi?
- Bạch đức Thế tôn, chắc chắn là không
hợp lý.
- Như vậy, này hỡi các Tỳ Khưu: Tất cả
các sắc, dầu ở quá khứ, hiện tại hay
tương lai, ở bên trong hay ở ngoại cảnh, thô
kệch hay vi tế, thấp hèn hay cao thượng, xa hay
gần, phải được nhận thức theo
thực tướng của nó
Cái này không phải của tôi,
đây không phải là tôi, cái này không phải là tự ngã
của tôị Tất cả các thọ, tưởng, hành,
thức, dầu ở quá khứ, hiện tại hay
tương lai, ở bên trong hay ở ngoại cảnh, thô
kệch hay vi tế, thấp hèn hay cao thượng, xa hay
gần, phải được nhận thức theo
thực tướng của nó -
- Cái này không phải của tôi, đây không phải là tôi, cái
này không phải là tự ngã của tôị Bậc Thánh
đệ tử đã thông suốt pháp học thấy
vậy thì nhàm chán sắc, thọ, tưởng, hành,
thức, dứt bỏ, không luyến ái những gì không
đáng ưa thích và do sự dứt bỏ ấy,
được giải thoát. Rồi tri kiến trở nên
sáng tỏ -
- "Ta đã được giải thoát".
Vị ấy thấu hiểu
rằng dòng sanh tử đã chấm dứt, đời
sống phạm hạnh đã được thành tựu,
những điều phải làm đã được hoàn
tất viên mãn, không còn trở lại trạng thái này
nữa.
Đức
Thế Tôn giảng giải như vậy và các Tỳ
Khưu lấy làm hoan hỉ, tán dương lời dạy
của Ngàị .Khi Đức Phật thuyết xong
thời Pháp, tâm của năm vị tỳ khưu
đều trở nên hoàn toàn trong sạch, không còn chút ô
nhiễm .}}
*
*
* Lê Anh Chí *.
_____________
Tham khảo
Đại
ý Kinh Kim Cang = Không trụ vào đâu cả !
Yếu
chỉ Thiền Tông = Không trụ vào
đâu cả !
Nguyên Lý Vượt Nhập và Phá Nhập
"Không trụ vào đâu cả ! " thì Kiến Tánh tức thì !
Ngũ
Tổ và Luc Tổ : niệm niệm không trụ !
(Yếu chỉ thiền tông và giải
quyết vấn đề vô niệm)
Nhị
Thừa trụ quán , ta không trụ
Ảnh
hưởng của Ngũ Tổ Hoằng Nhẫn [1]
Ảnh hưởng của Ngũ Tổ
Hoằng Nhẫn [2]
‘‘Không trụ vào đâu cả !’’ thay vì
‘‘Ưng vô sở trụ’’
Pháp thiền hành "Không trụ vào đâu
cả !"
Phương pháp làm lưng thẳng ra và điều cần biết để tu định
Phương
pháp, cách thức tập thở _và thở cũng là
thiền
Pháp
an tâm của Tổ Đạt Ma cực kỳ giản
dị !
Phép
Bích Quán của Tổ Đạt Ma cực kỳ giản
dị !
Ngũ
Tổ và Luc Tổ : niệm niệm
không trụ !
(Yếu
chỉ thiền tông và giải quyết vấn đề vô
niệm
HiểuBiếtTinNhận Chân Tâm là
điều kiện cần thiết tối thiểu để tu theo
Thiền Tông
Từ
Vô Ngã đến Chân Ngã _con đường hợp lý và
hiển nhiên !
Linh hồn, tức vọng tâm, đi luân
hồi
*
*
Trang Nhà Kiến Tánh www.kientanh.com
Mục Lục ‘‘Kiến Tánh Thành Phật’’
-------------------------------------------------------
* Trang Chính
* M
ụ c L ụ c * Đoản
Luận * Thơ *
------------------------------------------------------------------------------
* Hộp Thư * Nối
kết Trang Nhà Phật Pháp Việt Nam * Nối kết Văn Học *
------------------------------------------------------------------------------
* Bài
Xưa
* Bài
mới Kiến Tánh * Bài
mới Trang LêAnhChí *
---------------------------------------------------------------
*
Liên Kết
TrangNhà LêAnhChí :
* Trang Chính * Việt
Sử, Văn Học *
Thơ * Bài mới LêAnhChí *