Tổ Bách Trượng : ‘‘Không lầm nhân quả !’’

                    Lê Anh Chí

__________________________________________

Dàn Bài :

I) Vài nét về Tổ Bách Trượng và thời đại vàng son của Thiền-tông

II) Lược truyện ‘‘Tổ Bách Trượng độ hồ ly’’

III) ‘‘Không lầm nhân quả !’’ và những bản dịch khác

IV) Một số sai biệt nhỏ

V) Bậc đại tu hành có c̣n chịu luật nhân quả không?

VI) Bậc đại tu hành có c̣n rơi vào nhân quả không?

1) Người đắc đạo có c̣n rơi vào nhân quả không?

  a) Nghiệp báo từ bao nhiêu kiếp trước đem lại

  b) Nghiệp từ khi đắc đạo

       _Thân , Khẩu, Ư nghiệp ; tác ư và không tác ư

       _Pháp thí

       _Gia tài thiện nghiệp kếch sù

2) Bậc đại tu hành có c̣n rơi vào nhân quả không?

 

             ( C̣n Tiếp )

__________________________________________

 

 

                    Tổ Bách Trượng

             Có người bách bộ xuyên dương

       Có sư Bách Trượng tâm vương hiển bày

             Chồn tinh cũng đến học thầy

       ‘‘Không lầm nhân quả !’’ khéo tầy, khéo phân . . .

                    ( Lê Anh Chí )

 

 

I) Vài nét về Tổ Bách Trượng và thời đại vàng son của Thiền-tông

 

Mă Tổ có nhiều đệ tử lỗi lạc (Mă Tổ là học tṛ Hoài Nhượng, Hoài Nhượng là đệ tử của Lục Tổ), trong đó có bốn vị nổi tiếng nhất :

_Nam Tuyền Phổ Nguyện

_Bách Trượng Hoài Hải

_Huệ Hải Đại Châu

_cư sĩ Bàng Long Uẩn

 

Thời đại của những vị này là thời cực thịnh của Thiền Tông.

 

a) Tổ Nam Tuyền Phổ Nguyện có danh vọng rất lớn, và cũng là người bị ‘sử gia’ Tông Giám (1257) buộc tội nói dối : đă "sáng tác" ra bài kệ, rồi lừa dối chúng sinh bảo đó là của Tổ Đạt Ma.

(Bài kệ của Tổ Đạt Ma

       Ngoài giáo truyền riêng

       Chẳng lập văn tự

       Trực Chỉ Chân Tâm / Trực Chỉ MINH Tâm

       Kiến Tánh Thành Phật

( xem bài       Trực Chỉ. . . MINH Tâm !  ))

Sự thực th́ Nam Tuyền Phổ Nguyện chẳng dại ǵ mà phạm tội Đại Vọng Ngữ, nếu Tổ có sáng tác ra bài kệ nào th́ cứ nói ra là của ḿnh. Xem bài :

       Ngũ Tổ và bài kệ của Tổ Đạt Ma

       Lục Tổ và bài kệ của Tổ Đạt Ma

       Tổ Đạt Ma và bài kệ của Tổ Đạt Ma

 

b) Thiền-sư Huệ Hải Đại Châu để lại cho đời cuốn "Đốn Ngộ Nhập Đạo Yếu Môn". Cuốn ngữ lục này kiến giải sâu xa, lư luận biến ảo dị kỳ và cũng là cuốn "Trực Chỉ" của Thiền Tông.

Xem Thiền Đốn Ngộ, dịch giả Thích Thanh Từ.

 

c) Bàng cư sĩ c̣n được tôn vinh là Tương Dương Bàng Đại Sĩ.

Bàng cư sĩ vừa là học tṛ Mă Tổ vừa là học tṛ Thạch Đầu. Cũng nên nói : Thạch Đầu cùng giảng đạo đồng thời với Mă Tổ, nhưng chính ra Thạch Đầu là sư thúc của Mă Tổ. Thạch Đầu là học tṛ của Lục Tổ, khi Lục Tổ viên tịch th́ Thạch Đầu mới là một sa di . . .

 

d) Vân phong của Tổ Bách Trượng là:

       Tâm Tánh vô nhiễm

       Vốn tự viên thành

Tổ Bách Trượng là người đă đặt ra ‘Bách Trượng Thanh qui’, ṭng lâm của Thiền-tông từ đó đến nay vẫn theo qui chế này.

 

 

II) Lược truyện ‘‘Tổ Bách Trượng độ hồ ly’’

 

Lược truyện ‘‘Tổ Bách Trượng độ hồ ly’’ :

Mỗi ngày Sư (Bách Trượng ) thăng ṭa thường có một cụ già theo chúng nghe pháp. Một hôm mọi người giải tán rồi mà cụ không đi. Sư mới hỏi

"Ông c̣n muốn hỏi ǵ ?".

Cụ già đáp :

"Tôi chẳng phải thân người. Đời trước tôi vốn làm trụ tŕ. Có người tham học hỏi tôi : "Bậc đại tu hành có c̣n rơi vào nhân quả không?". Tôi đáp :‘‘Không rơi nhân quả’’ ("Bất lạc nhân quả"), nên bị đọa làm thân Dă Hồ tinh (chồn) đă năm trăm năm. Nay xin Ḥa Thượng từ bi chỉ dạy để tôi được giải thoát thân chồn.

Sư nói : "Ông hỏi lại ta ".

Cụ già bèn hỏi : " Bậc đại tu hành có c̣n rơi vào nhân quả không?".

Sư nói : ‘‘Không lầm nhân quả !’’

Cụ già bèn đảnh lễ và thưa rằng : "Nay nương đại ngôn của Ḥa Thượng, tôi đă siêu thoát thân Dă Hồ, tôi ở hang sau núi, xin Ḥa Thượng lấy lễ tống táng theo nhà sư cho".

 

 

III) ‘‘Không lầm nhân quả !’’ và những bản dịch khác

 

Tổ Bách Trượng nói : ‘‘Không lầm nhân quả !’’ Nguyên văn câu chữ Hán là ‘‘Bất muội nhân quả !’’ HT Thanh Từ dịch là‘‘Không lầm nhân quả !’’, vào đầu thập niên 1970, trong cuốn Thiền Đốn Ngộ

1) Dịch là ‘‘Không lầm nhân quả !’’ th́ quá đúng rồi !

2) Vào thập niên 1990, cố HT Duy Lực dịch là ‘‘nhân quả rơ ràng !’’. Dịch như vậy, th́ không đúng lắm.

(cố HT Duy Lực thiền lư cao thâm, nhưng v́ là gốc người Hoa, nên đôi khi cách hành văn chữ Việt không được chỉnh)

3) Tệ hại nhất là có một bản dịch Anh Ngữ hoàn toàn sai, người Việt lại học sách chữ Anh và dịch lại ra tiếng Việt là :

_Kẻ giác ngộ vẫn c̣n chịu luật nhân quả

Dịch như vậy th́ SAI Bét , chẳng có ǵ là ‘‘Bất muội nhân quả!’’, lại mất đi hết sắc thái chuyển ngữ của Thiền-tông !

 

 

IV) Một số sai biệt nhỏ

 

1) Câu chuyện trên có một số sai biệt nhỏ khi được kể ở nơi khác :

_có chỗ nói rằng ông già chồn là ‘Bậc đại tu hành’ thời Phật Ca Diếp

_có chỗ nói rằng ông già chồn đă bị đọa thân chồn 500 kiếp

2) Có những sai biệt như vậy, v́ Ngữ Lục của các tổ sư không do các Tổ tự viết ra, mà do các đệ tử, đồ tôn _có khi đến mấy đời sau viết ra, nên người ta nhớ khác nhau đi .

3) Điều chính yếu là những câu :

_"Bậc đại tu hành có c̣n rơi vào nhân quả không?".

_‘‘Không rơi nhân quả’’ ("Bất lạc nhân quả")

_v́ trả lời như vậy nên bị đọa làm thân Dă Hồ

_Tổ Bách Trượng nói : ‘‘Không lầm nhân quả !’’ (‘‘Bất muội nhân quả !’’)

C̣n những chuyện 500 năm, 500 kiếp chồn, thời Phật Ca Diếp ( ?) không quan trọng, mỗi người nhớ một khác.

4) Câu chuyện trên , ngoài ra, thường được kể với câu :

_Cụ già nghe xong lời Sư, th́ đại ngộ

Tôi bỏ câu này, v́

_Cụ già xin chỉ dạy để được giải thoát thân chồn

_Lời của Tổ Bách Trượng là để giải thoát thân chồn cho cụ già, nào phải để dạy Kiến Tánh

_Đối với tôi, ‘đại ngộ’ chỉ dùng cho sự Kiến Tánh

_Trong Ngữ Lục, người đời sau (người viết Ngữ Lục) thường hay lạm dụng chữ ‘đại ngộ

 

 

V) Bậc đại tu hành có c̣n chịu luật nhân quả không?

 

Câu hỏi "Bậc đại tu hành có c̣n rơi vào nhân quả không?" có hai điều tế nhị.

Điều tế nhị thứ nhất là câu hỏi liên quan đến "Bậc đại tu hành" chớ chẳng phải người đắc đạo. ( Sẽ nói đến Điều tế nhị thứ hai ở phần sau).

Ta giải đáp một phần câu hỏi bằng cách trả lời hai câu sau :

1) Người đắc đạo có c̣n chịu luật nhân quả không?

Người đắc đạo chắc chắn c̣n chịu luật nhân quả : đắc đạo rồi, nghiệp báo từ bao nhiêu kiếp trước vẫn có thể kéo đến.

Ví dụ rơ ràng nhất là ngài Mục Kiền Liên, đắc A La Hán, có thần thông đệ nhất ; 40 năm sau khi đắc đạo , bị một bọn côn đồ giết chết _nghiệp báo xảy đến, dù có thần thông đệ nhất cũng không tránh được !

Ngay đến Đức Như Lai cũng có bệnh tật, cũng có quả báo nhức đầu 3 ngày, khi vua Lưu Ly đánh gịng họ Thích . . .

 

Trên đây là nói về sự. C̣n về tâm người đắc đạo th́ th́ sự nhận lănh nghiệp báo có khác với người thường.

 

2) Bậc đại tu hành có c̣n chịu luật nhân quả không?

Bậc đại tu hành th́ có thể đă đắc đạo hoặc chưa đắc đạo.

Một khi người đắc đạo chắc chắn c̣n chịu luật nhân quả, th́ bậc đại tu hành chắc chắn c̣n chịu luật nhân quả

 

 

VI) Bậc đại tu hành có c̣n rơi vào nhân quả không?

 

Câu hỏi "Bậc đại tu hành có c̣n rơi vào nhân quả không?" có hai điều tế nhị. Điều tế nhị thứ nhất đă nói ở trên .

Điều tế nhị thứ nh́ là ‘rơi vào nhân quả’ có khác với ‘chịu luật nhân quả’ : ‘rơi vào nhân quả’ có tính cách tích cực, c̣n ‘chịu luật nhân quả’ có tính cách thụ động.

 

Ta lại giải quyết bằng cách trả lời hai câu sau :

 

1) Người đắc đạo có c̣n rơi vào nhân quả không?

 

  a) Nghiệp báo từ bao nhiêu kiếp trước đem lại

  Ta đă biết người đắc đạo chắc chắn c̣n chịu luật nhân quả. Với Nghiệp báo từ bao nhiêu kiếp trước đem lại, th́ chẳng có cách ǵ tránh được. Chỉ có tâm người đắc đạo th́ sự nhận lănh nghiệp báo có khác với người thường

 

  b) Nghiệp từ khi đắc đạo

  Người đắc đạo chắc chắn c̣n chịu luật nhân quả. Và sau khi đắc đạo th́ dù muốn dù không cũng tạo nghiệp.

 

       _Nghiệp có ba : Thân , Khẩu, Ư nghiệp

       _Nghiệp lại có ba : Thiện , ác, không thiện không ác

       _Nghiệp có hai : nghiệp do tác ư và không tác ư

 

Hầu hết các Nghiệp tạo ra bởi người đắc đạo đều là thiện. Tại sao là hầu hết mà không là tất cả ? V́ có một số chuyện người ta hành động theo qui ước thế gian có thể gây Nghiệp không thiện. Ví dụ : ra ngoài đường, gặp người quen hỏi ‘‘mạnh khoẻ ?’’ Trả lời ‘‘Khoẻ’’ , trong khi trong người không khoẻ ; như vậy là nói dối rồi ! Cái dối này là nghiệp rất nhẹ, gần như là không Nghiệp, v́ trả lời như vậy là theo qui ước thế gian , chẳng phải thật sự là nói dối ( chẳng lẽ gặp nhau có một phút, mà níu kéo, kể lể bệnh t́nh của ḿnh)

 

Hầu hết các Nghiệp tạo ra bởi người đắc đạo đều là thiện, bởi v́ người đắc đạo ít nhất cũng giữ ngũ giới.

C̣n không tác ư th́ sao ? Làm ác mà không có ư làm ác , th́ vẫn có nghiệp dù Nghiệp nhẹ hơn khi tác ư nhiều. Như tội ngộ sát là Nghiệp nhẹ c̣n tác ư giết người th́ Nghiệp rất nặng (Phật nói, trong Thân , Khẩu, Ư nghiệp, Nghiệp của ư là nặng nhất)

 

Đó là vô t́nh hay cố ư làm ác. C̣n làm việc thiện th́ khác. làm việc thiện mà không tác ư ‘‘ta đang làm việc thiện’’ hoặc ‘‘ta làm việc thiện này để . . .’’, chỉ làm một cách tự nhiên như thở ra, thở vào , th́ lại có công đức vô lượng. Như trong kinh Kim Cang, Phật nói ‘không trụ vào đâu cả’ mà bố thí có công đức vô lượng.

Có xác suất là người đắc đạo làm thiện một cách ‘không trụ’ và do đó tạo nên công đức rất lớn lao.

 

Nghiệp đặc biệt của người đắc đạo là pháp thí. Trong các bố thí th́ Pháp thí là lớn nhất, mà người đắc đạo giảng pháp đúng và hay hơn người thường _nhờ có sự thực chứng. Do đó thiện nghiệp này của người đắc đạo cũng rất lớn

 

Tóm lại, từ khi đắc đạo đến khi tạ thế người đắc đạo đă tạo nên một Gia tài thiện nghiệp kếch sù. Sau khi đắc đạo th́ dù muốn dù không cũng tạo nghiệp, ( Thiện Nghiệp cũng là Nghiệp).

(Gia tài thiện nghiệp kếch sù , khi tạ thế, không bắt buộc phải xài liền _giống như để tiền trong nhà băng, muốn xài th́ mới xài. Một ngày nào đó, một tỉ năm nữa chẳng hạn, nếu người đắc đạo muốn trở lại hành đạo Bồ Tát, th́ lúc ấy có thể tùy tiện dùng cái gia tài đó)

 

 

2) Bậc đại tu hành có c̣n rơi vào nhân quả không?

 

Có hai trường hợp :

a) Nếu Bậc đại tu hành đă đắc đạo

       ta trở về với trường hợp 1) ở trên

 

b) Nếu Bậc đại tu hành chưa đắc đạo

Bậc đại tu hành chưa đắc đạo có thể có đủ ‘tài năng’, đức độ để tránh rơi vào nhân quả không?

_Nghiệp báo từ bao nhiêu kiếp trước đem lại : bắt buộc phải nhận lănh

_Nghiệp báo từ ngày là ‘Bậc đại tu hành’ : ngay người đắc đạo dù muốn dù không cũng tạo nghiệp, Thiện Nghiệp. Bậc đại tu hành chưa đắc đạo không biết ‘tài năng’, đức độ, như thế nào ? Có lẽ phải xét đoán từng trường hợp riêng. Xác suất 80 % là Bậc đại tu hành chưa đắc đạo có thể, song song với Thiện Nghiệp, tạo ác nghiệp, như giảng đạo sai chẳng hạn . . .

 

                           ( C̣n Tiếp )

*

*

* Lê Anh Chí *.

_____________

 

Kinh sách tham khảo

Kinh :

       Kinh Đại Bát Niết Bàn, dịch giả Thích Trí Tịnh

       Đại Thừa Kim Cang Kinh Luận

       Cuộc đời Đức Phật (Trích dẫn Kinh), dịch giả Thích Trung Quán

       Kinh Trường A Hàm,  dịch giả   Thích Thiện Siêu

       Kinh Kim Cang, dịch giả Đoàn Trung C̣n

       Kinh Kim Cang, dịch giả Thích Trí Tịnh

       Kinh Kim Cang và Chánh Pháp chưa từng có, dịch và chú giải : Thích Huyền Vi

       Kinh Kim Cang, dịch giả Thích Duy Lực

Ngữ Lục (đến đời Lục Tổ):

       Sáu cửa Thiếu Thất, Đạt Ma Sư Tổ, dịch giả Trúc Thiên

       Luận Tối Thượng Thừa , Ngũ Tổ, dịch giả Thích Thanh Từ

       Kinh Pháp Bảo Đàn, Lục Tổ, dịch giả Thích Minh Trực

       Kinh Pháp Bảo Đàn, Lục Tổ, dịch giả Thích Duy Lực

       Chứng Đạo Ca, Huyền Giác,  dịch giả Trúc Thiên

Ngữ Lục (sau đời Lục Tổ):

       Bá Trượng Ngữ Lục, dịch giả Thích Duy Lực

       Truyền Tâm Pháp Yếu, Hoàng Bá, dịch giả Thích Duy Lực

       Cội nguồn truyền thừa và phương pháp tu tŕ của thiền tông, Nguyệt Khê, dịch giả Mai Phúc Hiền

       Chơn tâm trực thuyết, Phổ Chiếu

       Lâm Tế Ngữ Lục

       Thiền Đốn Ngộ, nhiều tác giả : Huyền Giác, Huệ Hải, Thạch Thành Kim, Oánh Sơn,  Hư Vân; dịch giả Thích Thanh Từ

       Tọa Thiền Luận, Đại Giác, dịch giả Như Hạnh

       Tu tâm quyết, Phổ Chiếu

Sách :

       Tứ Diệu Đế, Thích Thiện Hoa

       Thiền Sư Việt Nam, Thích Thanh Từ

       Tổ Thiền Tông, Thích Thanh Từ

       Cao Tăng Dị Truyện, Hạnh Huệ biên dịch

       Thiền Luận, Tập Thượng . Suzuki, dịch giả Trúc Thiên

*

*

Trang Nhà Kiến Tánh    www.kientanh.com

-------------------------------------------------------

* Trang Chính * M ụ c  L ụ c  * Đoản Luận * Thơ *

------------------------------------------------------------------------------

* Hộp Thư  * Nối kết Trang Nhà Phật Pháp Việt Nam * Nối kết Văn Học *

------------------------------------------------------------------------------

Bài mới Kiến Tánh * Bài mới Trang LêAnhChí *

 --------------------------------------------------