Tâm bình thường chẳng phải là Đạo

 

             Lê Anh Chí

__________________________________________

Dàn Bài :

I) Tâm bình thường là vọng tâm, dĩ nhiên chẳng phải là Đạo

II) Tâm Bình và Tâm Thường dĩ nhiên là Đạo

III) Câu chuyện "Bình Thường Tâm Là Đạo"

IV) Triệu Châu Ngộ không phải vì "Bình Thường Tâm Là Đạo"

V) Lời giải thích của Thiền sư Nguyệt Khê

VI) Khéo dùng phương tiện

VII) ‘‘Con chó không có Phật Tánh’’ (Triệu Châu)

VIII) ‘‘Không nghĩ thiện, không nghĩ ác, cái gì là . . .’’

IX) ‘‘Thần thông và diệu dụng Gánh nước cùng bửa củi !’’

__________________________________________

 

 

 

I) Tãm bình thường là vọng tâm, dĩ nhiên chẳng phải là Đạo

 

Tãm bình thường là tâm bình bình thường, tâm tầm thường đ qua ngày, tâm tầm thường của người  tầm thường lần lửa sống qua một đời

 

Tãm bình thường là vọng tâm.

Tãm bình thường là vọng tâm, dĩ nhiên chẳng phải là Đạo

 

 

II) Tâm Bình và Tâm Thường dĩ nhiên là Đạo

 

Tâm Bình là Tâm bình lặng là vọng tâm đã được hàng phục.

Tâm Thường = Tâm không vô thường

       = Chân Tâm

       = Phật tánh

 

Tâm Bình và Tâm Thường dĩ nhiên là Đạo

 

 

III) Câu chuyện "Bình Thường Tâm Là Đạo"

 

Trích ‘‘Cội nguồn truyền thừa và phương pháp tu trì của thiền tông’’:

{{

Triệu Châu hỏi Nam Tuyền: Thế nào là đạo?
Tuyền nói: Bình thường tâm là đạo.
Châu nói: xuớng chăng?
Tuyền nói: Tínhớng thì sai.
Châu nói: Chẳng tính sao biết là đạo?
Tuyền nói: Đạo chẳng thuộc biết, chẳng thuộc không biết; biết là vọng giác, không biết . Nếu chơn đạt đến cái đạo "chẳng tính" thì giống như không, mênh mông trống rỗng, đâu thỡng chođúng sai ư!
Châu ngay đó đại ng.

}}

 

 

IV) Triệu Châu Ngộ không phải vì "Bình Thường Tâm Là Đạo"

 

Theo đọan trích dẫn ở trên , khi nghe "Bình Thường Tâm Là Đạo", thì Triệu Châu chưa Ngộ , nên Sư mới hỏi thêm và được Tổ Nam Tuyền giải thích :

{{  Đạo chẳng thuộc biết, chẳng thuộc không biết; biết là vọng giác, không biết . Nếu chơn đạt đến cái đạo "chẳng tính" thì giống như không, mênh mông trống rỗng, đâu thỡng chođúng sai ư!

}}

Nghe xong câu này, thì Triệu Châu mới Ngộ.

 

Triệu Châu Ngộ không phải vì "Bình Thường Tâm Là Đạo". Vậy nếu đem câu "Bình Thường Tâm Là Đạo" ra hành đạo, thì ràng là người học thiền không cẩn thận.

 

Ta th thấy rằng mục đích của "Bình Thường Tâm Là Đạo" là đ đưa hành gi đến ch ‘đầu sào trăm thước ; phải cần câu giải thích ( khá dài) sau đó của Nam Tuyền mới th Ng được. hành gi th Ng hay khôngtùy căn của mình.

 

 

V) Lời giải thích của Thiền sư Nguyệt Khê

 

Thiền sư Nguyệt Khê giải thích như sau :

{{

Lời "Bình thường tâm là đạo" của Nam Tuyền, ý nói sau khi kiến tánh, khởi niệm động niệm đều là Phật tánh, đứng, nằm, ngồi, mặc áo, ăn cơm, cuộc sống hằng ngày đềuchơn như, ấy là cảnh giới sau khi chứng ng. Nay người ta hiểu lầm câu "Bình thường tâm là đạo" tứcbình bình thường thường đ qua ngày, bình bình thường thường làm một người tốt, chẳng làm thiện, chẳng tạo tác, mặc k tùy duyên uổng qua một đời tức là ng đạo, như vậy khác chi người lời biếng, ăn no suốt ngày chẳng làm việc ! Thật đáng thương xót!

}}

(Trích ‘‘Cội nguồn truyền thừa và phương pháp tu trì của thiền tông’’của Thiền sư Nguyệt Khê)

 

 

VI) Khéo dùng phương tiện

 

Nguyên lý của Thiền Tông là "Khéo dùng phương tiện ! " Khéo dùng phương tiện để trực chỉ chân tâm.

       (Xem bài " Nguyên Lý Phương Thức Thiền Tông ")

Các vị Tổ có khi khéo dùng phương tiện một cách rất độc đáo. Chuyển ngữ, cử chỉ, việc làm quái dị , làm cho đệ tử được Kiến Tánh. Những câu chuyện Kiến Tánh này được truyền tụng cho hậu học và gây hiểu lầm không ít.

Vấn đề là : Ngón tay chỉ mặt trăng !

Phương tiện là ngón tay, mục đích (Phật Tánh ) là mặt trăng. Người học thường lầm ngón tay là mặt trăng . Thường lầm  phương tiện và cứu cánh.

Xem bài

       Khéo dùng phương tiện !

       Chẳng phải "Không nghĩ thiện, không nghĩ ác" !

 

 

VII) ‘‘Con chó không có Phật Tánh’’ (Triệu Châu)

 

Lời "Bình thường tâm là đạo" của Nam Tuyền cũng giống như ‘‘Con chó không có Phật Tánh’’ của Triệu Châu.

Dĩ nhiên là

_Bình thường tâm chẳng phải là đạo

_Con chó có Phật Tánh

 

Trong những trường hợp đó, cần xét xem :

_căn cơ của người đối diện các thiền sư như thế nào

_những gì được nói sau đó

Việc"Khéo dùng phương tiện ! " bao giờ cũng tùy căn cơ của người học.

 

 

VIII) ‘‘Không nghĩ thiện, không nghĩ ác, cái gì là . . .’’

 

Lời "Bình thường tâm là đạo" của Nam Tuyền cũng giống như ‘‘Không nghĩ thiện, không nghĩ ác’’ của Lục Tổ.

Và người ta thường lầm tưởng rằng ‘‘Không nghĩ thiện, không nghĩ ác’’ là chân lý ! Ngay đến nhân vật tài ba lỗi lạc như Vương Dương Minh cũng hiểu lầm câu này.

 

Sự lầm tưởng này rất kém vì nguyên văn câu này đâu phải chỉ có thế, mà là : ‘‘Không nghĩ thiện, Không nghĩ ác, đang khi ấy cái là bản lai diện mục của Thượng Tọa Minh ?’’

Thật rõ ràng : ‘‘Không nghĩ thiện, Không nghĩ ác’’ chphương tiện

Xem bài :

       Câu chuyện Lục Tổ và Huệ Minh

 

 

IX) ‘‘Thần thông và diệu dụng Gánh nước cùng bửa củi !’’

 

Trong một bài kệ của Bàng Cư Sĩ có câu :

       ‘‘Thần thông và diệu dụng

       Gánh nước cùng bửa củi !’’

Nhiều người cũng hiểu lầm câu này, cho là đối với Bàng Cư Sĩ gánh nước, bửa củi là thần thông. Và họ quyết định chân lý là ‘‘gánh nước, bửa củi là thần thông’’

 

S thực là, sau khi Kiến Tánh, thì đi đứng nằm ngồi đều thấy Tánh!

       Gánh nước cùng bửa củi

cũng thấy Tánh !.

Bửa củi cũng thấy Tánh !. Vì thấy Tánh nên một nhát búa bổ xuống , ta thấy thanh củi chẻ ra như càn khôn hợp rồi lại chia, như muôn vàn rạng rỡ. Mỗi mỗi đều thấy trong sáng như gương _vì cái thấy do tâm mà thấy, mà tâm đà thấy Tánh !

Đây là diễn tả cái thấy, cái trạng thái, khi gánh nước cùng bửa củi, trạng thái này mầu nhiệm như thần thông, chớ chẳng phải bảo gánh nước, bửa củi là thần thông.

 

‘‘Gánh nước cùng bửa củi’’ chẳng phải là thần thông và diệu dụng.

Người đã Kiến Tánh thì thấy mỗi hành động thần thông và diệu dụng.

*

*

* Lê Anh Chí *.

_____________

 

 

Kinh sách tham khảo

Kinh :

       Kinh Đại Bát Niết Bàn, dịch giả Thích Trí Tịnh

       Đại Thừa Kim Cang Kinh Luận

       Cuộc đời Đức Phật (Trích dẫn Kinh), dịch giả Thích Trung Quán

       Kinh Kim Cang, dịch giả Đoàn Trung Còn

       Kinh Kim Cang, dịch giả Thích Trí Tịnh

       Kinh Kim Cang và Chánh Pháp chưa từng có, dịch và chú giải : Thích Huyền Vi

       Kinh Kim Cang, dịch giả Thích Duy Lực

Ngữ Lục (đến đời Lục Tổ):

       Sáu cửa Thiếu Thất, Đạt Ma Sư Tổ, dịch giả Trúc Thiên

       Luận Tối Thượng Thừa , Ngũ Tổ, dịch giả Thích Thanh Từ

       Kinh Pháp Bảo Đàn, Lục Tổ, dịch giả Thích Minh Trực

       Kinh Pháp Bảo Đàn, Lục Tổ, dịch giả Thích Duy Lực

       Chứng Đạo Ca, Huyền Giác,  dịch giả Trúc Thiên

Ngữ Lục (sau đời Lục Tổ):

       Bá Trượng Ngữ Lục, dịch giả Thích Duy Lực

       Truyền Tâm Pháp Yếu, Hoàng Bá, dịch giả Thích Duy Lực

       Cội nguồn truyền thừa và phương pháp tu trì của thiền tông, Nguyệt Khê, dịch giả Mai Phúc Hiền

       Chơn tâm trực thuyết, Phổ Chiếu

       Lâm Tế Ngữ Lục

       Thiền Đốn Ngộ, nhiều tác giả : Huyền Giác, Huệ Hải, Thạch Thành Kim, Oánh Sơn,  Hư Vân; dịch giả Thích Thanh Từ

       Tọa Thiền Luận, Đại Giác, dịch giả Như Hạnh

       Tu tâm quyết, Phổ Chiếu

 

 

Trang Nhà Kiến Tánh    www.kientanh.com

-------------------------------------------------------

* Trang Chính * M ụ c  L ụ c  * Đoản Luận * Thơ *

------------------------------------------------------------------------------

* Hộp Thư  * Nối kết Trang Nhà Phật Pháp Việt Nam * Nối kết Văn Học *

------------------------------------------------------------------------------

Bài mới Kiến Tánh * Bài mới Trang LêAnhChí *

 --------------------------------------------------