Kiến Tánh Thành Phật 3

 

              Lê Anh Chí

_______________________________

Dàn Bài:

XIII) Kiến Tánh Thành Phật, lạ thay !

XIV) Kiến Tánh Thành Phật, chánh pháp nhăn tạng của Như Lai

XV) Kiến Tánh Thành Phật, trạng thái tâm của Phật

XVI) Kiến Tánh Thành Phật, trạng thái thường hằng _28 ngày

XVII) Kiến Tánh Thành Phật, trạng thái thường c̣n _măi măi

                    ( C̣n Tiếp)

_______________________________

 

 

Dàn Bài của Bài 1:

       Kiến Tánh Thành Phật

I) Định nghĩa Kiến Tánh

II)  Phật đă Kiến Tánh Thành Phật

III)  Kiến Tánh Thành Phật, Bản Thể của Tâm

IV)  Kiến Tánh Thành Phật, 16 năm sau

Chú thích :

(1) Phật thành đạo và Thập Nhị Nhân Duyên

 

Dàn Bài của Bài 2:

       Kiến Tánh Thành Phật 2

V)  Kiến Tánh Thành Phật, muôn ngàn chứng đắc

VI)  Kiến Tánh Thành Phật, đạo quả chín muồi

VII)  Kiến Tánh Thành Phật, ngài Đại Ca Diếp

VIII)  Kiến Tánh Thành Phật, Bồ Tát Văn Thù

IX)  Kiến Tánh Thành Phật, đương nhiên là Tổ !

X)  Kiến Tánh Thành Phật, chứng đắc tất cả các pháp của Như Lai !

XI)  Kiến Tánh Thành Phật, chẳng tự xưng là Phật !

XII)  Kiến Tánh Thành Phật

Chú thích :

 (2) câu chuyện Huyền Quang và Pháp Loa  

 

 

XIII) Kiến Tánh Thành Phật, lạ thay !

 

Thái Tử Tất Đạt Ta, nơi Ni Liên Thiền, ngồi dưới cây Bồ Đề, nhập  Tứ thiền, rồi quán chiếu sự Khổ của chúng sinh và  Kiến Tánh Thành Phật

Sau khi  Kiến Tánh Thành Phật, Phật  thốt lên rằng

       ‘‘Lạ thay !Tất cả chúng sinh đều có Đức tướng Trí huệ Như Lai . . .’’

 

Sau này, người hoát nhiên đại ngộ, cũng thốt lên rằng

       ‘‘Lạ thay !. . .’’

Đây không phải là bắt chước Đức Như Lai đâu, mà chỉ v́ thực sự thấy kinh ngạc.

Là v́ Trạng thái Kiến Tánh, Trạng thái Đại Niết Bàn, Trạng thái Thường Lạc Ngă Tịnh, quá thâm viễn kỳ ảo _chưa từng xảy ra; nên người Kiến Tánh dù biết trước rằng Kiến Tánh là vui kỳ diệu, tịnh phi thường , như như, rạng rỡ . . . ; khi chứng thực sự Kiến Tánh vẫn ngạc nhiên, kinh ngạc , ngỡ ngàng như thế . . .

 

 

XIV) Kiến Tánh Thành Phật, chánh pháp nhăn tạng của Như Lai

 

Thiền Tông là Pháp Môn Kiến Tánh Thành Phật.

Các Tổ Thiền Tông thường nói rằng Pháp Môn Kiến Tánh Thành Phật là chánh pháp nhăn tạng của Như Lai

 

Kiến Tánh là chứng ngộ Phật Tánh, chứng Đại Niết Bàn, chứng ngộ Thường, Lạc, Ngă, Tịnh, chứng ngộ như Phật vậy.

Người Kiến Tánh chứng ngộ  cũng tự bảo ‘‘Lạ thay !. . .’’ như Phật

Người Kiến Tánh , lúc đó, chiêm nghiệm Trạng thái Thường Lạc Ngă Tịnh của ḿnh và tự bảo : ‘‘Giờ ta đă thấy tại sao Phật lại nói rằng tất cả chúng sinh đều có Đức tướng Trí huệ Như Lai . . .’’

 

Người Kiến Tánh  1) chứng ngộ Thường, Lạc, Ngă, Tịnh, như Phật, 2) cũng tự bảo ‘‘Lạ thay !. . .’’ như Phật, 3) cũng thấy rằng ‘‘tất cả chúng sinh đều có Đức tướng Trí huệ Như Lai . . .’’ như Phật

Quả là chứng ngộ như Phật.

 

Người Kiến Tánh , do đó cũng thấy rằng Thiền Tông là chánh pháp nhăn tạng của Như Lai (v́ chứng ngộ như Phật).

 

Thiền Tông quả là chánh pháp nhăn tạng của Như Lai.

 

( Lưu ư :

Như đă nói ở hai bài trước, chứng ngộ như Phật chỉ là chứng ngộ được cái Thể như Phật. C̣n kém xa Phật ở nhiều điểm khác ở phần Dụng, c̣n gọi là đại cơ đại dụng vv).

 

 

XV) Kiến Tánh Thành Phật, trạng thái tâm của Phật

 

Tại sao Kiến Tánh lại là Thành Phật?

Trong bài luận

       Kiến Tánh Thành Phật

(" Kiến Tánh Thành Phật 1 ") , câu hỏi này đă được trả lời : bằng lời giải thích của Tổ Đạt Ma. Đạt Ma Sư Tổ giải thích rằng ngoài " Phật Tánh" ra không có "ông Phật" nào khác ! (Sáu cửa Thiếu Thất).

 

Sau đó, tôi có viết

       Tại sao Kiến Tánh lại là Thành Phật

mà chủ yếu là giải thích lời giải thích của Tổ Đạt Ma

Tóm lược bài trên :

 

a) Trạng Thái của Tâm

 

Chính Trạng Thái của Tâm của mỗi người mới xác định được người nào là hung dữ, giảo hoạt, tiểu nhân, người tầm thường, Thần, Tiên, Thánh hay Bồ Tát; c̣n hành vi, cử chỉ, lời nói có thể đóng kịch được.

Nói cách khác,

       Người có Trạng Thái của Tâm của người quân tử  là người quân tử

       Người có Trạng Thái của Tâm của kẻ tiểu nhân là kẻ tiểu nhân

       Người có Trạng Thái của Tâm của "thần nhân" là "thần nhân"

       Người có Trạng Thái của Tâm của Thánh Nhân là Thánh Nhân

       Người có Trạng Thái của Tâm của Bồ Tát là Bồ Tát

Cho đến,

       Người có Trạng Thái của Tâm của Phật là Phật

 

b) Trạng Thái của Tâm của Phật là Phật Tánh, là Thường, Lạc, Ngă, Tịnh.

 

c) Kiến Tánh là Thành Phật

 

        Kiến Tánh là chứng ngộ Phật Tánh, chứng ngộ Thường, Lạc, Ngă, Tịnh

Nên

       Kiến Tánh là chứng ngộ Trạng Thái của Tâm của Phật.

 

       Người có Trạng Thái của Tâm của người quân tử  là người quân tử

       Người có Trạng Thái của Tâm của Thánh Nhân là Thánh Nhân

       Người có Trạng Thái của Tâm của Bồ Tát là Bồ Tát

       Người có Trạng Thái của Tâm của Phật là Phật

Và v́́

       Kiến Tánh là chứng ngộ Trạng Thái của Tâm của Phật.

Nên

       Kiến Tánh là Thành Phật.

 

Ở tiểu đề này (XV Kiến Tánh Thành Phật, trạng thái tâm của Phật), ta giữ lại nhận xét sau :

       Kiến Tánh là chứng ngộ Trạng Thái của Tâm của Phật.

 

 

XVI) Kiến Tánh Thành Phật, trạng thái thường hằng _28 ngày

 

Thái Tử Tất Đạt Ta, nơi Ni Liên Thiền, ngồi dưới cây Bồ Đề, nhập  Tứ thiền, rồi quán chiếu sự Khổ của chúng sinh; rồi Kiến Tánh Thành Phật. Lúc đó, sao Mai mọc và 21 ngày đă trôi qua dưới tàng cây Bồ Đề.

Đức Như Lai bèn ngồi ở đấy, hưởng thụ trạng thái Kiến Tánh, Trạng thái Đại Niết Bàn 28 ngày. Rồi ngài đứng dậy, từ giă cây Bồ Đề, đi chuyển pháp luân, cứu vớt chúng sinh.

 

Theo kinh nghiệm của Phật, sự Kiến Tánh Thành Phật có trạng thái thường hằng 28 ngày.

Sau này, một số thiền sư cư sĩ có kể sự hoát nhiên đại ngộ của họ , khá chi tiết, và ta cũng thấy rằng quả có giới hạn vào khoảng 28 ngày.

(trạng thái thường hằng 28 ngày = trong 28 ngày, trạng thái Kiến Tánh lúc nào cũng ngự trị hiển lộ)

Tôi nghĩ rằng không nhất thiết phải 28 ngày, tức 4 tuần, mà có thể 3, 4 hoặc 5 tuần ; tối thiểu là 3 tuần, bắt đầu từ 4 tuần, cường độ của Trạng thái Kiến Tánh bớt dần và sự thường hằng cũng giảm đi.

Tôi cũng nghĩ rằng nếu ta không có bắt buộc phải làm ǵ, phải ứng phó với việc đời, th́ trạng thái thường hằng có thể kéo dài hơn 5 tuần, hơn 6 tuần . . .

 

Cần nói rằng Trạng thái Kiến Tánh sau giới hạn thường hằng 28 ngày, không mất đi, vẫn c̣n đó, và có thể kéo về để sử dụng.

 

 

XVII) Kiến Tánh Thành Phật, trạng thái thường c̣n _măi măi

 

a) câu hỏi

Trạng thái Kiến Tánh có giới hạn thường hằng khoảng 28 ngày

Sau28 ngày th́ sao ?

Nếu sau 28 ngày, Trạng thái Kiến Tánh hoàn toàn mất đi , th́ e rằng sự Kiến Tánh không ích lợi ǵ bao nhiêu và Kiến Tánh chẳng thể gọi là Thành Phật

Nên nhớ rằng Kiến Tánh là chứng ngộ Phật Tánh, chứng ngộ Thường Lạc Ngă Tịnh

Một khi đă là Thường Lạc Ngă Tịnh (có Thường và Ngă), th́ đâu mất được

 

b) trả lời

Sau28 ngày thường hằng, Trạng thái Kiến Tánh là trạng thái thường c̣n. Trạng thái Kiến Tánh măi măi c̣n đó, và có thể đem ra sử dụng

 

c) Nguyên lư sống c̣n của Thiền tông

Trạng thái thường c̣n của sự Kiến Tánh sau 28 ngày, chính là Nguyên lư sống c̣n thứ nh́ của Thiền tông

Nguyên lư sống c̣n thứ nhất của Thiền tông : ‘‘Phật Tánh không hề bị ô nhiễm’’. (Nếu Phật Tánh bị ô nhiễm th́ chẳng có lư do để tu Kiến Tánh. Xem bài :

       Phật Tánh chưa hề bị ô nhiễm  )

Nguyên lư sống c̣n thứ nh́ của Thiền tông : Sau 28 ngày thường hằng, Trạng thái Kiến Tánh là trạng thái thường c̣n. (Nếu không thường c̣n, th́ sự Kiến Tánh không ích lợi ǵ bao nhiêu)

 

d) Tùy nghi sử dụng

Trạng thái Kiến Tánh là trạng thái thường c̣n và người Kiến Tánh có thể tùy nghi sử dụng

Làm sao có thể tùy nghi đem Trạng thái Kiến Tánh ra mà sử dụng ? Cũng dễ thôi, người Kiến Tánh có thể thực thi dễ dàng ; lợi khí đă có sẵn trong tâm và đă chứng (đă Kiến Tánh) nên hễ đă là người Kiến Tánh th́ có thể làm được và biết phải làm sao

Cần nói là Trạng thái Kiến Tánh lúc ‘thường c̣n’ có khác Trạng thái Kiến Tánh lúc ban đầu : cường độ đă giảm đi, tuy nhiên vẫn là kỳ diệu, xán lạn , vui, tịnh, như như. . .

 

Trạng thái Kiến Tánh là trạng thái thường c̣n và người Kiến Tánh có thể tùy nghi sử dụng

Do đó,

       người Kiến Tánh có thể tập, thực hành ‘‘đi đứng nằm ngồi đều thấy Tánh’’

 

                    ( C̣n Tiếp)

*

*

* Lê Anh Chí. *

______________

 

Kinh sách tham khảo

Kinh :

       Kinh Đại Bát Niết Bàn, dịch giả Thích Trí Tịnh

       Đại Thừa Kim Cang Kinh Luận

       Kinh Kim Cang

       Kinh Trường A Hàm

       Kinh Lăng Nghiêm,  dịch giả   Trí Độ và Tuệ Quang

       Cuộc đời Đức Phật (Trích dẫn Kinh), dịch giả Thích Trung Quán

Ngữ Lục (đến đời Lục Tổ):

       Sáu cửa Thiếu Thất, Đạt Ma Sư Tổ, dịch giả Trúc Thiên

       Kinh Pháp Bảo Đàn, Lục Tổ, dịch giả Thích Minh Trực

Ngữ Lục (sau đời Lục Tổ):

       Cội nguồn truyền thừa và phương pháp tu tŕ của thiền tông, Nguyệt Khê

       Chơn tâm trực thuyết, Phổ Chiếu

       Lâm Tế Ngữ Lục

       Thiền Đốn Ngộ, nhiều tác giả : Huyền Giác, Huệ Hải, Thạch Thành Kim, Oánh Sơn,  Hư Vân; dịch giả Thích Thanh Từ

       Tọa Thiền Luận, Đại Giác, dịch giả Như Hạnh

       Tu tâm quyết, Phổ Chiếu

Sách :

       Cuộc đời Thánh Tăng Đại Ca Diếp, Nguyễn Điều,

       Đường Mây Trên Đất Hoa, Thích Hằng Đạt và Nguyên Phong

       Phật Giáo Khái Luận, Thích Chơn Thiện

       Thiền Đạo Tu Tập, Trương Trừng Cơ, dịch giả Như Hạnh

       Triết Học Trần Thái Tông, Nguyễn Đăng Thục

*

*

Trang Nhà Kiến Tánh    www.kientanh.com

-------------------------------------------------------

* Trang Chính * M ụ c  L ụ c  * Đoản Luận * Thơ *

------------------------------------------------------------------------------

* Hộp Thư  * Nối kết Trang Nhà Phật Pháp Việt Nam * Nối kết Văn Học *

------------------------------------------------------------------------------

* Bài Xưa * Bài mới Kiến Tánh * Bài mới Trang LêAnhChí *

 ---------------------------------------------------------------