Nguyên Lư Phương
Thức Thiền Tông
Lê
Anh Chí
Dàn
Bài :
I ) Định
nghĩa "Thiền" trong "Thiền-tông"
II ) Định
nghĩa "Tu" trong "Thiền-tông"
III ) Kiến Tánh Thành Phật, Bồ
Tát Văn Thù
IV ) Nguyên lư
của Thiền Tông
V ) Ba
Phương Thức Thiền Tông
VI ) Nguyên lư
của truyền tâm ấn tâm
VII ) Nguyên lư
của Luyện Kinh Kim Cang
VIII ) Nguyên lư
của khán công án, thoại đầu
IX ) Đồng chứng Phật-tâm
X ) Khác nhau
ở thiền lư
I )
Định nghĩa "Thiền" trong
"Thiền-tông"
Làm thế
nào để chứng ngộ Phật Tánh, là Thiền !
II ) Định
nghĩa "Tu" trong "Thiền-tông"
Trong
Thiền-tông, "Tu" tức là "Thiền".
V́ vậy cho
nên,
Làm thế nào để
chứng ngộ Phật Tánh, là Tu !
III) Kiến Tánh Thành Phật, Bồ
Tát Văn Thù
Bồ Tát
Văn Thù là bậc Đại Bồ Tát, tượng
trưng cho Trí Tuệ, có sách c̣n nói ngài là thầy chư
Phật.
Kinh
Đại Bát Niết Bàn nói rằng ngài đă Kiến Tánh.
Như vậy, nếu bảo ngài là Phật th́ đúng
lắm : bậc Đại Bồ Tát đă Kiến Tánh,
th́ dĩ nhiên là Phật.
Kinh
Đại Bát Niết Bàn c̣n nói rằng ngài tu Bát Chánh
Đạo vô lượng đời mới Kiến
Tánh . Sự kiện này cho thấy tại sao Thiền
Tông không dùng những pháp môn của Phật Pháp Cơ
Bản.
IV ) Nguyên
lư của Thiền Tông
Nguyên lư
của Thiền Tông là "Khéo dùng phương
tiện ! "
Bốn
chữ này là Phật Ngôn.
Trong Kinh
Đại Bát Niết Bàn, sau khi nói rằng Bồ Tát Văn
Thù tu Bát Chánh Đạo vô lượng đời mới
Kiến Tánh, Phật giảng thêm rằng "Khéo
dùng phương tiện" th́ có thể Kiến Tánh .
Đây là Phật muốn an uỷ và khuyến khích chúng sinh.
Bởi , nếu cứ phải vô lượng đời
mới Kiến Tánh, th́ nhiêu khê quá.
Đây
cũng là sự thực : khéo dùng phương
tiện th́ có thể Kiến Tánh !
Chính đây
là Nguyên Lư của Thiền Tông !
Khéo dùng
phương tiện ! để làm ǵ ? Để Chuyển Tâm !
Khi Chuyển
Tâm đúng mức, đúng tầm th́ thành công. Th́ :
NHẢY
Một Cái vào thẳng đất Như Lai
(Chứng
Đạo Ca)
V ) Ba
Phương Thức Thiền Tông
Việc tu
hành của pháp môn Kiến Tánh gồm 3 Phương Thức
:
1) truyền tâm ấn tâm
2) tự tu bằng Kinh Kim
Cang
3) khán công án, thoại
đầu
Chỉ
vỏn vẹn có 3, không hai, không bốn, không năm.
VI ) Nguyên
lư của truyền tâm ấn tâm
Nguyên lư
của truyền tâm ấn tâm là chuyển ngữ biệt
truyền.
Chữ
chuyển ngữ dùng ở đạy có hai nghĩa :
1. chuyển
ngữ là một câu nói , có thể làm cho tâm chuyển
một cái rầm, mà Kiến Tánh .
2. ở
đây, chuyển ngữ được dùng thêm một
nghĩa nữa : hành động, cử chỉ , có
thể làm cho tâm chuyển một cái rầm mà Kiến
Tánh , cũng được gọi là chuyển ngữ.
Thí
dụ :
Phật giơ lên cành hoa,
Đại Ca Diếp Kiến Tánh
Bàng Cư Sĩ, tức Bàng
Long Uẩn, hỏi đạo nơi Mă Tổ, Tổ
nói : <Bao giờ trong một ngụm, ông uống
hết nước sông Tây Giang, ta sẽ trả lời
ông>. Bàng Cư Sĩ nghe vậy mà Kiến Tánh
Biệt
truyền chứ chẳng phải Bí Truyền !
Việc biệt truyền này thường xảy ra
trước công chúng, chẳng có ǵ là bí mật cả.
Ngay hội
biệt truyền đầu tiên, cũng thế :
Phật giơ cành hoa trước đại chúng .
Vậy, sao
lại gọi là biệt truyền ? V́ cả đại
chúng chỉ có một người lănh hội mà Kiến
Tánh ! Giơ cành hoa trước đại chúng, mà
truyền riêng cho có một người.
Việc
truyền riêng này là việc chẳng đặng
đừng : Kiến Tánh
là việc khó khăn, cả muôn Tăng A La Hán mà chỉ
một ḿnh ngài Đại Ca Diếp Kiến Tánh. Bất
đắc dĩ mới phải truyền riêng !
Hơn
nữa, vị thầy phải quan sát căn cơ của
học tṛ, xem bị vướng ở chỗ nào, xem có câu
chuyển ngữ nào có thể làm cho tâm học tṛ chuyển
một cái rầm, mà Kiến Tánh . Nên phải truyền
riêng !
C̣n ấn tâm
là Thầy ấn chứng rằng Tṛ đă Kiến
Tánh !
VII ) Nguyên
lư của Luyện Kinh Kim Cang
Nguyên lư
của Luyện Kinh Kim Cang là chuyển ngữ công
truyền.
Từ
thuở ban sơ, việc tu hành của pháp môn Kiến Tánh là
theo Phương Thức :
truyền tâm ấn tâm
thiền sinh
cần có thầy, có thầy để được chỉ
thẳng chân tâm.
Đến
thời Ngũ Tổ, ngài Ngũ Tổ làm một
cuộc đại cách mạng : ngài dạy rằng
thọ tŕ Kinh Kim Cang có thể thấy tánh. Nghĩa là ta có
thể tự tu, tự chứng Chân Tâm bằng Kinh Kim
Cang !
Như
thế, theo Ngũ Tổ, Kinh Kim Cang chứa những
chuyển ngữ làm cho ta có
thể thấy tánh.
V́ đây là
Kinh : lời Kinh có thể hiểu và thực hành bởi
tất cà mọi người, nên gọi là chuyển
ngữ công truyền.
VIII ) Nguyên
lư của khán công án, thoại đầu
1) Nguyên lư
Nguyên lư
của khán công án, thoại đầu là dĩ độc
chế độc.
Đến
đời nhà Tống, xuất hiện công án, thoại
đầu : khởi nghi t́nh, kết nghi t́nh thành một
khối, duy tŕ nghi t́nh,
đến khi nghi t́nh bỗng tan vỡ th́ Kiến Tánh.
Tại sao
tham công án, thoại đầu lại có thể Kiến
Tánh ? - nguyên tắc là "dĩ độc chế
độc" : Thiền sư Nguyệt Khê bảo
rằng tu theo các pháp môn khác giỏi lắm chỉ
đến "vô thủy vô minh", cần phải dùng "nhất
niệm vô minh" để phá "vô thủy vô minh".
Khi vô thủy vô minh bị phá th́ Kiến Tánh.
Pháp tham công
án, thoại đầu dùng nghi t́nh làm nhất niệm vô minh
(để phá vô thủy vô minh) ; bởi vậy, cần
khởi nghi t́nh, kết nghi t́nh thành một khối (ở
giai đọan này, nghi t́nh là nhất niệm vô minh) và gắng sức giữ nghi t́nh :
nghi t́nh thành một khối là nhất
niệm vô minh
v́ nghi t́nh thành một khối
và chỉ có một vô minh, nên vô minh này cũng là vô thủy
vô minh
khi nghi t́nh bỗng tan vỡ
th́ "nhất niệm vô minh" bị phá và "vô
thủy vô minh" cũng tan vỡ
khi vô thủy vô minh bị phá
th́ Kiến Tánh.
Tu theo Phương
Thức này cũng cần có thầy v́ : a) khởi
nghi t́nh có thể làm thần kinh căng thẳng b) "thiền bệnh" :
thiền sinh có thể có thiền bệnh ở vài giai
đoạn của pháp môn.
V́ cần khởi
nghi t́nh, kết nghi t́nh thành một khối (nhất
niệm vô minh) , nên gọi đó là làm ra "cái độc",
dùng "cái độc" này để phá "cái
độc" vô thủy vô minh, nên gọi là dĩ
độc chế độc.
2) Công án khác
thoại đầu
Công án là
một câu chuyện.
Thoại
đầu là một câu nói.
Công án và
thoại đầu đều dùng để khởi nghi
t́nh
3) nghi t́nh
chớ chẳng phải là nghi vấn !
Xin nhớ
cho rằng đây là nghi t́nh ; nghi t́nh chớ chẳng
phải là nghi vấn !
Thoại
đầu không là một câu đố.
Công án không là
một bài toán đố.
Tham công án,
thoại đầu chẳng phải là để t́m
đáp án cho một vấn đề.
Tham công án,
thoại đầu để khởi nghi t́nh. Rồi sau
đó , . . .
Rồi sau
đó , như thế nào th́ đă nói ở phàn 1)
4) Công án
tọa thiền chẳng phải Thiền Tông
Có một
số nơi tu hành như sau : thầy đưa ra
một vấn đề, gọi là công án, tṛ t́m cách
giải công án đó ;
hết công án này lại đến công án kia. Ngài Nguyệt
Khê gọi pháp môn này là " Công án tọa thiền ". Công
án tọa thiền chẳng phải là Thiền Tông, v́
như đă nói ở trên, tham công án, thoại đầu
chẳng phải là để t́m đáp án cho một
vấn đề.
IX ) Đồng chứng Phật-tâm
Ba
Phương Thức Thiền Tông đều cùng một
mục đích : Kiến Tánh.
Kiến Tánh
là chứng ngộ Phật Tánh,
là chứng ngộ
Phật Tâm
là chứng ngộ
Đại Niết Bàn,
là chứng ngộ
Thường, Lạc, Ngă, Tịnh,
là chứng ngộ
Bản Thể của Tâm
Khi Kiến
Tánh th́ đồng chứng Phật-tâm như nhau.
X ) Khác nhau
ở thiền lư
Ba
Phương Thức Thiền Tông khác nhau ở thiền
lư :
1) Sự khó dễ
2) Tri kiến về thiền
lư
1) Sự khó
dễ
Trong 3
Phương Thức, tự tu bằng Kinh Kim Cang khó
nhất, v́ tự tu; c̣n khán công án, thoại đầu th́
dễ nhất v́ từng giai đoạn tu được
chỉ điểm rơ ràng .
Tham công án,
thoại đầu : tuy dễ nhất trong 3
Phương Thức, nhưng cũng khó lắm, chẳng
chắc ăn tí nào
- khởi nghi t́nh :
chẳng phải ai cũng có thể khởi nghi t́nh
- kết nghi t́nh thành một
khối : rất khó !
- duy tŕ nghi t́nh : rất
khó , nhất là không được nghĩ đến
chuyện làm tan vỡ vô thủy vô minh (v́ như thế th́ nghi
t́nh không c̣n là nhất niệm vô minh)
- và chẳng biết khi nào th́ tan vỡ vô
thủy vô minh !
2) Tri
kiến về thiền lư
Ba
Phương Thức Thiền Tông khác nhau ở thiền
lư , ở kỹ thuật Kiến Tánh.
Thường
sở ngộ của người Kiến Tánh cũng chính
là chỗ sở trường. Như ông Cửu Chỉ
ngộ v́ mộy vị cao tăng giơ ngón tay lên, khi
dạy đạo ông Cửu Chỉ cũng giơ ngón tay
lên.
Trường
hợp Kiến Tánh bằng Kinh Kim Cang th́ hơi
đặc biệt. v́ Luyện Kinh Kim Cang là hành chuyển
ngữ công truyền. Các chuyển ngữ công truyền
đều có ư nghĩa hẳn hoi ( khác với chuyển
ngữ biệt truyền : chuyển ngữ biệt
truyền có thể tối nghĩa hoặc vô nghĩa, v́
chỉ để ảnh hưởng căn cơ một
người hay một số người mà thôi). V́
vậy, người Kiến Tánh bằng Kinh Kim Cang sẽ
hiểu rơ :
tại sao ta Kiến Tánh
tại sao người ta có
thể Kiến Tánh
kỹ thuật Kiến Tánh
Hơn
nữa , Kiến Tánh bằng Kinh Kim Cang là tự tu,
tự chứng nên người Kiến Tánh bằng Kinh Kim
Cang am tường thiền lư hơn.
* Lê Anh Chí *.
--------------------------------------------------------------------------------
Kinh sách
tham khảo
Kinh :
Kinh Đại Bát Niết Bàn,
dịch giả Thích Trí Tịnh
Đại Thừa Kim Cang Kinh
Luận
Kinh Kim Cang
Kinh Lăng Nghiêm, dịch giả Trí Độ và Tuệ Quang
Kinh Trường A Hàm, dịch giả Thích Thiện Siêu
Kinh
Vô Ngă Tướng, dịch giả Phạm Kim Khánh
Ngữ
Lục (đến đời Lục Tổ):
Sáu cửa Thiếu Thất,
Đạt Ma Sư Tổ, dịch giả Trúc Thiên
Kinh Pháp Bảo Đàn, Lục
Tổ, dịch giả Thích Minh Trực
Chứng Đạo Ca, Huyền Giác,
dịch giả Trúc Thiên
Ngữ
Lục (sau đời Lục Tổ):
Cội nguồn truyền
thừa và phương pháp tu tŕ của thiền tông,
Nguyệt Khê, dịch giả Mai Phúc Hiền
Chơn tâm trực thuyết,
Phổ Chiếu
Thiền Đốn Ngộ,
nhiều tác giả : Huyền Giác, Huệ Hải,
Thạch Thành Kim, Oánh Sơn,
Hư Vân; dịch giả Thích Thanh Từ
Tọa Thiền Luận,
Đại Giác, dịch giả Như Hạnh
Tu tâm quyết, Phổ
Chiếu
Sách :
Tứ Diệu Đế, Thích Thiện Hoa
Cuộc đời Thánh
Tăng Đại Ca Diếp, Nguyễn Điều,
--------------------------------------------------------------
* Trang Chính
* M ụ c L ụ c * Đoản Luận
* Thơ *
------------------------------------------------------------------------------
* Hộp Thư * Bài mới * Nối kết Trang Nhà Phật
Pháp Việt Nam *
------------------------------------------------------------------------------
Trang Nhà Kiến Tánh www.kientanh.com