Ngũ Tổ và bài kệ của Tổ Đạt Ma

 

             Lê Anh Chí

__________________________________________

 

Dàn Bài:

I) Lời buộc tội của Tông Giám

II) Tổ Nam Tuyền Phổ Nguyện không nói dối !

III) Cách hành đạo của Ngũ Tổ và bài kệ của Tổ Đạt Ma

IV) Kim Cang Tâm Truyền

V) Chẳng lập văn tự

VI) Trực Chỉ Chân Tâm

VII) Kiến Tánh Thành Phật

VIII) Trực Chỉ MINH Tâm

IX) Trước Nam Tuyền Phổ Nguyện 4 đời, Thiền Tông đă thực hành bài kệ của Tổ Đạt Ma

__________________________________________

 

 

 

Bài kệ của Tổ Đạt Ma

       Ngoài giáo truyền riêng

       Chẳng lập văn tự

       Trực Chỉ Chân Tâm / Trực Chỉ MINH Tâm

       Kiến Tánh Thành Phật

( xem bài       Trực Chỉ. . . MINH Tâm !  )

 

Tông Giám (1257) buộc tội Nam Tuyền Phổ Nguyện nói dối : đă "sáng tác" ra bài kệ, rồi lừa dối chúng sinh bảo đó là của Tổ Đạt Ma.

Suzuki, trong Thiền Luận, Tập Thượng, tin lời buộc tội của Tông Giám.

Nhiều Phật Tử Thiền Tông cũng tin điều này; cứ sử gia, khảo cổ gia nói ǵ là tin ngay, vô h́nh chung, phỉ báng Tổ Thiền Tông!

Thiệt là tệ hại ! Tệ hại nhất là Suzuki đă nêu gương xấu.

 

Bài viết này là một trong ba bài luận minh oan cho Nam Tuyền Phổ Nguyện .

Ba bài luận này giống nhau ở hai đoạn :

       I) Lời buộc tội của Tông Giám

       II) Tổ Nam Tuyền Phổ Nguyện không nói dối !

Tôi lập lại hai đoạn này trong ba bài luận để bảo đảm sự liên tục của luận lư.

 

 

 

I) Lời buộc tội của Tông Giám

 

Một nhà chú giải nổi tiếng, Suzuki, viết trong Thiền Luận, Tập Thượng :

{{  Cuốn sử Thiền mở đầu với Bồ Đề Đạt Ma sang Trung Quốc vào năm 520 sau TL, mang theo một thông điệp thù thắng. Thông điệp ấy được tóm tắt bằng mười sáu chữ này :

Chẳng lập văn tự

Truyền riêng ngoài giáo

Trỏ thẳng tâm người

Thấy tánh thành Phật

Nêu lên cơ bản lập giáo của đạo Thiền khác hẳn với các môn phái Phật giáo khác đương thời có ở Trung Hoa, bốn câu ấy không phải của Đạt Ma mà do đời sau đề ra. Thiếu tài liệu xác đáng, ta không thể quyết đoán tác giả là ai. Theo sử gia Tông Giám (?) tác giả bộ "Pháp chánh truyền của Phật Thích Ca", soạn năm 1257, và soạn theo quan điểm Thiên Thai Tông, đó là sáng kiến của Nam Tuyền Phổ nguyện; chắc rằng công thức ấy ra đời khi Thiền đang hồi cực thạnh ở Giang Tây và Hồ Nam với các đại sư Mă Tổ, Bách Trượng, Huỳnh Bá, Thạch Đầu và Dược Sơn; và từ đó thông điệp ấy được coi là đặc trưng Thiền,   }}

 

Theo trích dẫn trên th́ Suzuki tin lời buộc tội của Tông Giám.

Lời buộc tội của Tông Giám là :

_bốn câu kệ này không phải của Đạt Ma

_Nam Tuyền Phổ Nguyện nói dối : đă "sáng tác" ra bài kệ, rồi lừa dối chúng sinh bảo đó là của Tổ Đạt Ma.

 

Nhiều Phật Tử cũng tin điều này; cứ sử gia, khảo cổ gia nói ǵ là tin ngay, vô h́nh chung, phỉ báng Tổ Thiền Tông!

Thiệt là tệ hại ! Tệ hại nhất là Suzuki đă nêu gương xấu.

Suzuki và những Phật Tử đó có giữ ngũ giới không vậy ? Nếu họ giữ ngũ giới th́ họ đâu dám tin Tổ Thiền Tông nói dối !

 

 

II) Tổ Nam Tuyền Phổ Nguyện không nói dối !

 

Một khi Tổ Nam Tuyền Phổ Nguyện nói rằng bài kệ này của Tổ Đạt Ma, th́:

_ bài kệ đó chắc chắn chẳng phải của Nam Tuyền!

_xác suất 95% là bài kệ này của Tổ Đạt Ma :

a) Tổ Nam Tuyền biết như vậy do có thần thông

hoặc

b) Tổ Nam Tuyền được thầy dạy như vậy, thầy của thầy đă dạy như vậy v v . . . Sự truyền thụ này có thể đă tam sao thất bản v́: duyên nghiệp của Nhị Tổ (lang bạt giang hồ, bị tử h́nh) , pháp nạn thời Tam Tổ  v v.

 

Tổ Nam Tuyền Phổ Nguyện không nói dối !

 

C̣n sử gia Tông Giám lấy ḷng dạ tiểu nhân đo lường người quân tử, lấy ḷng dạ phàm nhân đo lường bậc thánh! mới dám bảo Tổ Nam Tuyền Phổ Nguyện  nói dối ! Vả lại, hắn là hậu sinh, lại chẳng phải là đệ tử Thiền Tông , làm sao biết Thiền Tông lưu truyền những ǵ ? Nhất là đây là pháp môn

       Ngoài giáo truyền riêng

       Chẳng lập văn tự    ?

C̣n bốn câu kệ này "ra đời" khi đang hồi cực thạnh Thiền Tông, th́ dĩ nhiên rồi ! Lúc sơ khai, Thiền Tông chỉ có lèo tèo vài người, th́ người đời làm sao nghe nói được đến công thức ấy!

 

Tôi tha thiết khẩn cầu những vị Phật Tử Thiền Tông, những vị tin rằng Tổ Thiền Tông nói dối, tha thiết khẩn cầu những vị Phật Tử này , xin hăy ly khai Thiền Tông!

 

Trở về vấn đề của bài viết : Tổ Nam Tuyền Phổ Nguyện không nói dối !

Tại v́ trong Phật Pháp, Trực Tâm là đạo tràng.

Người cư sĩ chỉ có 5 giới. Vậy mà, trong ngũ giới lại có ‘Không Nói Dối’.

Không những thế, trong 4 giới c̣n lại :

       Không trộm cắp

       Không tà dâm

cũng từ Trực Tâm mà ra.

Tóm lại, trong ngũ giới có ba giới liên quan đến Trực Tâm !

 

Trực Tâm là điều kiện cần ( nhưng không đủ ) để đắc đạo. Nếu tâm mà lươn lẹo, xảo trá th́ chẳng thể :

_NHẢY Một Cái vào thẳng đất Như Lai !

Trực Tâm là đạo tràng :

             Cùng nhân thế, thênh thang chân thực,

             Chẳng dối lừa, giành giựt , ghét ghen,

                  Mảnh trăng treo cửa làm đèn,

              Tâm này trăng nọ đóa sen chân t́nh !

                    (Trực Tâm Ca, Lê Anh Chí )

 

 

III) Cách hành đạo của Ngũ Tổ và bài kệ của Tổ Đạt Ma

 

Pháp Thiền của Ngũ Tổ nên được hiểu như sau :

       Kim Cang Tâm Truyền

       Chẳng lập văn tự

       Chỉ thẳng Chân Tâm

       Kiến Tánh Thành Phật

Ngoài ra Ngũ Tổ củng có nói đến

       Trực Chỉ MINH Tâm

 

 

IV) Kim Cang Tâm Truyền

 

Thiền của Ngũ Tổ là Kim Cang Công Truyền,  Công Truyền nhưng vẫn là Tông Môn vẫn là Tông Môn v́ là Tâm Truyền.

Gọi là Tâm Truyền, v́ chỉ dùng Kinh Kim Cang để thấy ChânTâm của ḿnh chớ chẳng phải học giáo lư. Tức là : Truyền Tâm từ Kinh Kim Cang

 

a) Ngoài giáo truyền riêng ?

Kim Cang Công Truyền th́ hết là biệt truyền.

Nhưng ngoài giáo là nói Tâm Truyền, chớ chẳng phải dạy/học giáo lư cho nhiều. Nên vẫn có thể gọi là ngoài giáo v́ vẫn Tâm Truyền .

Vậy, hết là biệt truyền nhưng vẫn Tâm Truyền .

 

b) Chẳng lập văn tự ?

Chẳng lập văn tự chứ chẳng phải nhất định chẳng dùng văn tự! V́ nói/viết "chẳng lập văn tự" tức là đă dùng văn tự !

Ư nói chẳng bị kẹt vào văn tự!

Ư nói chẳng dùng nhiều văn tự rườm rà lôi thôi !

Ư nói Tâm Truyền: lấy Tâm Truyền Tâm.

 

Vậy, ‘Chẳng lập văn tự’ là Tâm Truyền. Mà Pháp Ngũ Tổ là Kim Cang Tâm Truyền

 

Ngoài ra . . .

 

 

V) Chẳng lập văn tự

 

Ngũ Tổ chứng tỏ bằng hành động việc ‘Chẳng lập văn tự’ : truyền ngôi Tổ cho một người mù chữ !

 

 

VI) Trực Chỉ Chân Tâm

 

Phần lớn của Luận Tối Thượng Thừa  của  Ngũ Tổ là để Trực Chỉ Chân Tâm.

 

Trích Luận Tối Thượng Thừa , Ngũ Tổ :

{{  Hỏi : Làm sao biết tâm ḿnh xưa nay thanh tịnh?

Đáp :Kinh Thập Địa nói: "Trong thân chúng sanh có Phật tánh Kim cang, ví như mặt trời tṛn đầy sáng suốt không ngăn ngại. Chỉ v́ bị mây đen ngũ ấm che đậy, như ngọn đèn để trong b́nh, ánh sáng không thể chiếu soi. Thí như thế gian tám hướng mây mù đều dậy, khắp nơi đều tối tăm. Mặt trời đâu có tan hoại, tại sao không có ánh sáng? Ánh sáng nguyên không hoại, v́ bị mây mù che. Tâm thanh tịnh của tất cả chúng sanh cũng như thế. Chỉ v́ bị mây đen vin theo vọng niệm phiền năo và các kiến chấp che đậy. Nếu hay giữ tâm lắng lặng, vọng niệm không sanh th́ pháp niết bàn tự nhiên hiển hiện". Cho nên biết, Tâm ḿnh xưa nay thanh tịnh.

 

Hỏi : Làm sao biết Tâm ḿnh xưa nay không sanh diệt?

Đáp : Kinh Duy Ma nói: "Như không có sanh, Như không có diệt". Như là Chơn như Phật tánh tự tánh thanh tịnh. Thanh tịnh là nguồn của tâm. Chơn như vốn không từ duyên sanh. Lại nói: "Tất cả chúng sanh đều Như, các hiền thánh cũng Như". Tất cả chúng sanh là chúng ta vậy. Các hiền thánh tức là chư Phật vậy. Danh tướng tuy khác, chơn như pháp tánh nơi thân đều đồng. Không sanh không diệt nên nói đều "Như". Thế là, biết Tâm ḿnh xưa nay không sanh không diệt.

 

Hỏi : Sao gọi Tâm ḿnh là bổn sư ?

Đáp : Chơn tâm nầy sẳn có, không từ ngoài đến, không ràng buộc trong ba đời (quá khứ, hiện tại, vị lai). Chổ chí thân không ǵ hơn tự giữ Tâm nầy. Nếu người biết tâm, giữ tâm ắt đến bờ kia. Người mê tâm, bỏ tâm th́ đọa tam đồ (địa ngục, ngạ quỷ, súc sanh). Chư Phật ba đời đều lấy tâm làm bổn sư. Luận nói: "Rơ ràng giữ tâm th́ vọng niệm không khởi, tức là vô sanh". Cho nên biết Tâm là bổn sư.

 

Hỏi : Sao nói Tâm ḿnh vượt hơn niệm các đức Phật?

Đáp : Thường niệm các đức Phật chẳng khỏi sanh tử, giữ bổn tâm ḿnh th́ đến bờ kia. Kinh Kim Cang nói: "Nếu do sắc thấy ta, do âm thanh cầu ta, người ấy hành đạo tà, không thể thấy Như Lai". Cho nên nói "giữ chơn tâm nầy vượt hơn niệm các đức Phật". Vượt hơn chỉ là lời nói nhằm vào sự tu hành và khuyên người, kỳ thật quả thể cứu cánh không hai.

 

Hỏi : Chúng sanh cùng Phật về chơn thể đă đồng, tại sao chư Phật không sanh không diệt, thọ vô lượng khoái lạc tự tại không ngại, chúng sanh chúng ta đọa trong sanh tử chịu các thứ khổ?

Đáp : Chư Phật mười phương ngộ đạt pháp tánh, đều tự nhiên chiếu sáng nơi nguồn tâm, vọng tưởng không sanh, chánh niệm không mất, tâm ngă sở diệt, nên được không thọ sanh tử. Không sanh tử nên rốt ráo vắng lặng, cho nên muôn cái vui đầy đủ. Tất cả chúng sanh mê chơn tánh, không biết gốc tâm, các thứ vọng duyên, không tu chánh niệm, nên tâm yêu ghét dấy khởi. Do yêu ghét nên hồ tâm bị bể chảy; hồ tâm bị bể chảy nên có sanh tử, có sanh tử th́ các khổ đều hiện. Kinh Tâm Vương nói: "Chơn như Phật tánh lặn trong biển sáu thức thấy biết, ch́m đắm sanh tử không được giải thoát". Cố gắng lănh hội chỗ ấy, giữ chơn tâm th́ vọng niệm không sanh, tâm ngă sở diệt, tự nhiên cùng Phật b́nh đẳng không hai.

}}

 

VII) Kiến Tánh Thành Phật

 

Ngũ Tổ khẳng định Kiến Tánh là Thành Phật :

{{Ngũ Tổ nói: " Ông làm bài kệ ấy, tỏ ra chưa thấy bổn tánh.  Ông mới tới ngoài thềm cửa, chưa vào trong nhà.  Cứ như chỗ thấy hiểu ấy mà t́m đạo Vô Thượng Bồ Đề th́ rơ ràng không thể được.  Theo đạo Vô Thượng Bồ Đề, hễ khi nghe nói pháp rồi, liền phải biết Bổn Tâm và thấy Bổn Tánh của ḿnh.  Tâm của ḿnh chẳng sanh chẳng diệt, trong cả thảy thời gian, niệm niệm ḿnh thấy tánh.  Đối với muôn pháp, tâm ḿnh suốt thông, không ngưng trệ.  Một pháp, ḿnh thấy hiểu chơn tướng.  Cả thảy các pháp, ḿnh đều hiểu thấu chơn tướng.  Đối với muôn cảnh, tâm ḿnh như như.  Tâm như như tức là tâm chơn thật.  Thấy như thế, tức là thấy Vô Thượng Bồ Đề của ḿnh. }}

 

Thấy Vô Thượng Bồ Đề của ḿnh là Thành Phật

 

{{ Đáp : Chư Phật mười phương ngộ đạt pháp tánh, đều tự nhiên chiếu sáng nơi nguồn tâm, vọng tưởng không sanh, chánh niệm không mất, tâm ngă sở diệt, nên được không thọ sanh tử. Không sanh tử nên rốt ráo vắng lặng, cho nên muôn cái vui đầy đủ. Tất cả chúng sanh mê chơn tánh, không biết gốc tâm, các thứ vọng duyên, không tu chánh niệm, nên tâm yêu ghét dấy khởi. Do yêu ghét nên hồ tâm bị bể chảy; hồ tâm bị bể chảy nên có sanh tử, có sanh tử th́ các khổ đều hiện. Kinh Tâm Vương nói: "Chơn như Phật tánh lặn trong biển sáu thức thấy biết, ch́m đắm sanh tử không được giải thoát". Cố gắng lănh hội chỗ ấy, giữ chơn tâm th́ vọng niệm không sanh, tâm ngă sở diệt, tự nhiên cùng Phật b́nh đẳng không hai. }}

 

Trích Kinh Pháp Bảo Đàn :

{{ . . . thấy một người khách tụng kinh.  Huệ Năng này nghe qua, tâm liền mở mang tỏ sáng, mới hỏi khách tụng kinh ǵ?  Khách nói là Kinh Kim Cang. Hỏi: Ở đâu có Kinh Điển này?Khách nói: Tôi từ Chùa Đông Thiền, huyện Huỳnh Mai Kỳ Châu đến. Chùa ấy do Ngũ Tổ Hoằng Nhẫn Đại Sư chủ hoá, môn đồ hơn ngàn người, tôi đến đó lễ bái lănh thọ Kinh này. Ngũ Tổ thường khuyên Tăng Tục tŕ Kinh Kim Cang th́ được kiến tánh, trực liễu thành Phật.

. . .

Tổ biết Huệ Năng đă ngộ bản tánh, nên nói với Huệ Năng rằng: Chẳng nhận được bổn tâm, học pháp vô ích, nếu nhận được bổn tâm, thấy được bổn tánh, tức gọi là Trượng Phu, Thiên Nhơn Sư, Phật.  }}

 

Ngũ Tổ c̣n khẳng định rơ ràng hơn nữa, trong Luận Tối Thượng Thừa:

{{  Người nghe cố gắng sau nầy sẽ thành Phật, nguyện hiện tiền độ môn đồ của tôi.

Nếu có người y văn tu hành th́ hiện đời thành Phật. Nếu tôi nói dối ông th́ đời sau sẽ đọa trong mười tám địa ngục, chỉ trời đất mà thề vậy

  }}

 

 

VIII) Trực Chỉ Minh Tâm

 

V́ Lục Tổ nói Minh Tâm, nên ta đoán rằng Ngũ Tổ nói nhiều về Minh Tâm (v́ có lẽ Lục Tổ học chữ Minh Tâm trong 8 tháng giă gạo , ở chùa Đông Sơn của Ngũ Tổ )

 

Trực Chỉ MINH Tâm cũng có trong Luận Tối Thượng Thừa:

{{ Đáp :Kinh Thập Địa nói: "Trong thân chúng sanh có Phật tánh Kim cang, ví như mặt trời tṛn đầy sáng suốt không ngăn ngại. Chỉ v́ bị mây đen ngũ ấm che đậy, như ngọn đèn để trong b́nh, ánh sáng không thể chiếu soi. Thí như thế gian tám hướng mây mù đều dậy, khắp nơi đều tối tăm. Mặt trời đâu có tan hoại, tại sao không có ánh sáng? Ánh sáng nguyên không hoại, v́ bị mây mù che. Tâm thanh tịnh của tất cả chúng sanh cũng như thế. Chỉ v́ bị mây đen vin theo vọng niệm phiền năo và các kiến chấp che đậy.  }}

 

Ở đây, ư nói tu thiền tức là Minh Tâm , làm sáng Tâm _v́ tâm chúng sinh bị mây đen ngũ ấm che đậy nên không sáng.

 

 

IX) Trước Nam Tuyền Phổ Nguyện, Thiền Tông đă thực hành bài kệ của Tổ Đạt Ma

 

Nam Tuyền Phổ Nguyện là học tṛ Mă Tổ, Mă Tổ là học tṛ Hoài Nhượng, Hoài Nhượng là học tṛ Lục Tổ, Lục Tổ là học tṛ Ngũ Tổ.

Từ Ngũ Tổ đến Nam Tuyền Phổ Nguyện tổng cộng có 5 đời.

 

Trước Nam Tuyền Phổ Nguyện 4 đời, Thiền Tông đă thực hành bài kệ của Tổ Đạt Ma. Ngũ Tổ hành đạo theo :

       Chẳng lập văn tự

       Trực Chỉ Chân Tâm / Trực Chỉ MINH Tâm

       Kiến Tánh Thành Phật

Chỉ có câu đầu bài kệ của Tổ Đạt Ma

       Ngoài giáo truyền riêng

là khác với

       Kim Cang Công Truyền

của Ngũ Tổ. Nhưng đây, ai cũng biết, là chỗ đặc thù của Thiền Ngũ Tổ, một cuộc cách mạng mà Ngũ Tổ đă làm.

Vả lại, Kim Cang Công Truyền nhưng vẫn là Tông Môn vẫn là Tông Môn v́ là Tâm Truyền.

Vậy, hết là biệt truyền nhưng vẫn Tâm Truyền .

 

Trước Nam Tuyền Phổ Nguyện 4 đời, Thiền Tông đă thực hành bài kệ của Tổ Đạt Ma. Như vậy th́ Nam Tuyền Phổ Nguyện đâu có bịa ra bài kệ của Tổ Đạt Ma, đâu có lừa dối chúng sinh !

 

*

*

* Lê Anh Chí *.

_____________

 

 

Kinh sách tham khảo

Kinh :

       Kinh Đại Bát Niết Bàn, dịch giả Thích Trí Tịnh

       Đại Thừa Kim Cang Kinh Luận

       Cuộc đời Đức Phật (Trích dẫn Kinh), dịch giả Thích Trung Quán

       Kinh Kim Cang, dịch giả Đoàn Trung C̣n

       Kinh Kim Cang, dịch giả Thích Trí Tịnh

       Kinh Kim Cang và Chánh Pháp chưa từng có, dịch và chú giải : Thích Huyền Vi

       Kinh Kim Cang, dịch giả Thích Duy Lực

Ngữ Lục (đến đời Lục Tổ):

       Sáu cửa Thiếu Thất, Đạt Ma Sư Tổ, dịch giả Trúc Thiên

       Luận Tối Thượng Thừa , Ngũ Tổ, dịch giả Thích Thanh Từ

       Kinh Pháp Bảo Đàn, Lục Tổ, dịch giả Thích Minh Trực

       Kinh Pháp Bảo Đàn, Lục Tổ, dịch giả Thích Duy Lực

       Chứng Đạo Ca, Huyền Giác,  dịch giả Trúc Thiên

Ngữ Lục (sau đời Lục Tổ):

       Bá Trượng Ngữ Lục, dịch giả Thích Duy Lực

       Truyền Tâm Pháp Yếu, Hoàng Bá, dịch giả Thích Duy Lực

       Cội nguồn truyền thừa và phương pháp tu tŕ của thiền tông, Nguyệt Khê, dịch giả Mai Phúc Hiền

       Chơn tâm trực thuyết, Phổ Chiếu

       Lâm Tế Ngữ Lục

       Thiền Đốn Ngộ, nhiều tác giả : Huyền Giác, Huệ Hải, Thạch Thành Kim, Oánh Sơn,  Hư Vân; dịch giả Thích Thanh Từ

       Tọa Thiền Luận, Đại Giác, dịch giả Như Hạnh

       Tu tâm quyết, Phổ Chiếu

Sách :

       Tứ Diệu Đế, Thích Thiện Hoa

       Thiền Sư Việt Nam, Thích Thanh Từ

       Tổ Thiền Tông, Thích Thanh Từ

       Cao Tăng Dị Truyện, Hạnh Huệ biên dịch

       Thiền Luận, Tập Thượng . Suzuki, dịch giả Trúc Thiên

 

 

             Trang Nhà Kiến Tánh www.kientanh.com

        --------------------------------------------------------------

* Bài mới * Trang Chính * M ụ c  L ụ c  * Đoản Luận * Thơ *

------------------------------------------------------------------------------

* Hộp Thư  * Nối kết Trang Nhà Phật Pháp Việt Nam * Nối kết Văn Học *

------------------------------------------------------------------------------