Vô
độc tất trượng
phu, Vô độc là bản chất của Đại Trượng Phu
( Danh xưng Đại Trượng Phu 4 )
Lê Anh Chí
__________________________________________
Dàn Bài :
I) Đại Trượng Phu , Quân
Tử
II) Trượng phu thời Trần Lê
III) Người Quân Tử, kẻ Đại
Trượng Phu vạn bất đắc dĩ mới dùng mưu kế
IV) Đại trượng phu
thường bị xem là kẻ khù khờ
V) Đại trượng phu thì vô
độc
VI) Vua Lê Thái Tổ : Thà
người phụ ta chớ ta không phụ người
VII) Phú quý bất năng dâm, Bần
tiện bất năng di ...
VIII) Vô độc là bản chất
của Đại Trượng
Phu
IX) Vô độc tất trượng
phu, Vô độc tất
Đại trượng phu
__________________________________________
Đọc
truyện , nhất là Tiểu thuyết
kiếm hiệp, thỉnh thoảng ta lại gặp câu "Vô
độc bất trượng
phu" (nghĩa là, không độc hiểm thì chẳng
phải là Đại trượng phu), là câu các nhân vật
xảo trá, độc ác trong truyện dùng để
biện bạch cho hành động xảo quyệt, mưu
sâu kế độc của họ. "Vô
độc bất trượng
phu" hiển nhiên là SAI ! sự thực hiển nhiên là "Vô
độc mới là Đại trượng phu", "Vô
độc tất trượng phu" ...
Những bài liên quan :
20) Thánh Nhân không có tình , chỉ có . . . Đại Tình !
(
Luận Kiếm 3 : Thánh Nhân Kiếm )
41) Danh
xưng Đại Trượng Phu !
118) Thánh nhân đãi kẻ khù khờ, Thánh nhân
là kẻ khù khờ !
I) Đại Trượng Phu , Quân Tử
a)Quân Tử là mẫu người lý
tưởng, mà Khổng Tử đã hệ thống hóa,
theo những khuôn đạo đức của Kẻ
Sĩ,
Quân Tử là người có năm
đức :Nhân, nghĩa, lễ, trí, tín.
b)Đại Trượng Phu là mẫu
người lý tưởng, mà Mạnh Tử đã
đề cử ra, theo những khuôn đạo đức
của Kẻ Sĩ.
Mạnh Tử định nghĩa
thế nào là Đại Trượng Phu :
Cư thiên hạ chi quảng cư
Lập thiên hạ chi chính vị
Hành thiên hạ chi đại đạo
Đắc chí dữ dân do chi
Bất đắc chí độc hành kỳ đạo
Phú quý bất năng dâm
Bần tiện bất năng di
Uy vũ bất năng khuất
Thử chi vị Đại Trượng Phu
( Sống ở chỗ rộng rãi trong thiên hạ
Đứng ở vị trí chân chính trong thiên hạ
Đi trên con đường lớn trong thiên hạ
Đạt được chí mình thì cùng người
người hành đạo
Chẳng đạt được chí mình thì riêng mình hành
đạo
Giàu sang chẳng dâm dật
Nghèo hèn chẳng đổi lòng
Cường quyền không làm khuất phục
Người như vậy là bậc Đại
Trượng Phu.)
Ngoài ra, Mạnh Tử cũng nói tính
cách bậc Đại Trượng Phu như sau :
Cùng tắc độc thiện kỳ
thân,
Đạt tắc kiêm thiện thiên
hạ
( Cùng thì tự tốt lấy ta,
Đạt thì đem lại cái tốt
cho cả thiên hạ)
Đặc biệt là hai câu này đã
trở thành phương ngôn của Tàu !
c) Quân Tử và Đại
Trượng Phu đều là mẫu người lý
tưởng của Nho Giáo ; nên đồng nghĩa.
Hai mẫu người lý tưởng
này có khác nhau một chút : Quân Tử chủ ở nề
nếp, khuôn vàng thước ngọc của Nho Giáo ; còn
Đại Trượng Phu thiên về khí phách, nghĩa khí
của kẻ sĩ thời nhà Chu.
II) Trượng phu thời Trần Lê
Chữ "Trượng phu" trong thi
văn, trong sử sách thời Trần, Lê chính là Đại
trượng phu . Còn "Trượng phu" mà phụ
nữ Tàu dùng để nói về chồng của họ,
thì người Việt ta thời Trần Lê dịch là phu
quân.
Từ thập niên 1960, với Tiểu
thuyết kiếm hiệp phổ biến tràn lan,
người Việt ta đã quen với danh từ "Đại
trượng phu", cho nên ngày nay, ta nên dùng "Đại
trượng phu" (thay vì "Trượng phu") cho rõ nghĩa và để cho hợp
với chữ dùng của Mạnh Tử và của kinh sách
Phật Giáo.
III) Người Quân Tử, kẻ Đại
Trượng Phu vạn bất đắc dĩ mới dùng mưu kế
Người Quân Tử, kẻ Đại
Trượng Phu đối đãi với người
với lòng chân thật
Người Quân Tử, kẻ Đại
Trượng Phu
-chỉ nói thực, không dối trá
-làm điều đã nói, nói
điều sẽ làm, nói tức là làm
Nhưng cuộc đời gian trá, trá
ngụy vô cùng. Cây muốn lặng mà gió chẳng
đựng. Ta không hại người, người
vẫn hại ta. Đôi khi, người hại người
chẳng có lý do gì, ngoài cái lòng gian ngụy, hiểm
độc !
Vì tự vệ, khi tự vệ,
bởi con người ta có quyền tự vệ,
người Quân Tử kẻ Đại Trượng Phu có
quyền dùng mưu kế.
Người Quân Tử, kẻ Đại
Trượng Phu vạn bất đắc dĩ mới dùng mưu kế
Có một lãnh vực Người Quân Tử, kẻ Đại
Trượng Phu có bổn phận phải dùng mưu
kế : đó là việc dùng binh
Bởi vì
_-việc binh là việc lừa
dối : muốn dùng binh thì giả vờ là không muốn
dùng binh...
_-nước nhà yên hay nguy, còn hay
mất là ở trong tay người làm tướng (nguyên soái
)
Cho nên,
Không thể không dùng mưu
kế !
Người Quân Tử, kẻ Đại
Trượng Phu vạn bất đắc dĩ mới dùng mưu kế
IV) Đại trượng phu thường bị xem
là kẻ khù khờ
Người đời vốn sợ
hãi kẻ hung dữ và khinh bỉ người hiền
lương, ngay thật và họ chê bai kẻ ngay thật
là ngu si, là chẳng biết gì, là ngây thơ ngốc
nghếch, là kẻ khù khờ !
a) Kẻ khù khờ thật ra có
thể là người quân tử
Người quân tử thì ngay thật.
<Trực tâm là đạo tràng> do đó, người
ngay thẳng thường là người quân tử .
Người đời chê bai kẻ
ngay thật là ngu si, là kẻ khù khờ .
Và Kẻ
khù khờ thật ra có thể là người quân tử
b) Kẻ khù khờ thật ra là trang
hào kiệt, kẻ Đại trượng phu
Vì
Kẻ khù
khờ thật ra có thể là người quân tử
nên
Kẻ khù
khờ thật ra có thể là trang hào kiệt, kẻ
Đại trượng phu
Xem
118) Thánh nhân đãi kẻ khù khờ, Thánh nhân
là kẻ khù khờ !
Đại trượng phu
thường bị xem là kẻ khù khờ !
V) Đại trượng phu thì vô độc
Đại trượng phu
thường bị xem là kẻ khù khờ ! mà kẻ khù
khờ thì vô độc.
Bản chất người Quân Tử,
kẻ Đại Trượng Phu là ngay thật, không
dối trá, không đố kỵ ghét ghen, không hiểm độc, không
hề mưu tính quỉ kế đa đoan để
hại người, không hại người
Đại trượng phu thì vô
độc
VI) Vua Lê Thái Tổ : Thà người phụ ta
chớ ta không phụ người
Đại trượng phu thì vô
độc
Vua Lê Thái Tổ , đại anh hùng và
là thánh vương, dĩ nhiên là vô độc. Nhưng vua ta
tiến thêm một bước, không phải chỉ vô
độc mà còn "thà người phụ ta chớ ta không phụ người". Vua Lê Thái
Tổ nói như vậy, và đã hành động
được như vậy : trong 260 công thần khai
quốc nhà Lê, không có công thần nào bị giết hại
cả, kể cả những người đã phạm
tội như Nguyễn Chích, Nguyễn nhữ Lãm ! Còn
Trần Nguyên Hãn, Phạm văn Xảo : họ
chẳng phải là công thần và họ đã mưu
phản, làm phản. Riêng Nguyễn Trãi trong vụ án
Trần Nguyên Hãn năm 1429, vẫn được trọng
dụng mặc dù ông rất đáng bị nghi ngờ !
Xem
163) Vua Lê Thái Tổ rất nhân từ, quá nhân
từ trong vụ án Trần Nguyên Hãn
278) Nguyễn Trãi sv Trần Nguyên Hãn
(sv = ssv = so với, sánh với, so sánh với ,
đối chiếu với)
( Bài này có thể xem là bài
tiếp theo sau bài số 67 ( Cần tách rời Nguyễn Trãi và Trần
Nguyên Hãn ! ), so sánh thân thế, chức vụ, công
nghiệp của Nguyễn Trãi ---Trần Nguyên Hãn , nêu ra
những khác biệt rõ rệt giữa hai người này,
và nhắc lại rằng Nguyễn Trãi là công thần,
Trần Nguyên Hãn chẳng phải là công thần ... )
279)
Tổng kết về hai vụ án Trần
Nguyên Hãn
( Có hai vụ án Trần Nguyên Hãn : 1) vụ án Trần Nguyên Hãn năm 1429 và 2) cuộc phản loạn Bế Khắc Thiệu---Trần Nguyên Hãn ở Thái Nguyên,
cuối năm 1430 (đây thật ra không phải là 1
vụ án Trần
Nguyên Hãn, mà là 1
cuộc phản loạn của
người Thượng: Bế Khắc Thiệu là vua
của dân tộc thiểu số ở Thái Nguyên) )
260) Tổng kết về vụ án Phạm
văn Xảo
( Bài này,
tiếp theo bài Phạm văn Xảo là ai ? _-Không ai biết ! ,xác định thêm rằng
Phạm văn Xảo chẳng phải là người Kinh
Lộ, chẳng phải là người Kinh , chẳng
phải
là công thần và bàn về :
_-Phạm văn Xảo được
phong chức gì ?
_-Phạm văn Xảo cùng với Đèo Cát Hãn làm phản
,cuối năm 1431
_-Phạm văn Xảo chết nơi
chiến trường
_-Giặc Đèo Cát Hãn là giặc Phạm văn
Xảo )
188) Vua Lê Thái Tổ là Thánh
vương ! ngay các sử quan triều Nguyễn
cũng biết vậy ; Bằng chứng
243) Vua Lê Thái Tổ là Nghiêu Thuấn Vũ Thang 2
Mục Lục Vua Lê Thái
Tổ là thánh vương
(TrangNhà LêAnhChí www.LeAnhChi.com
)
Vua Lê Thái Tổ : Thà người
phụ ta chớ ta không phụ người. Vua Lê Thái
Tổ là siêu Đại trượng phu, là Đại
trượng phu siêu tuyệt !
VII) Phú quí bất năng dâm, Bần tiện bất
năng di ...
Nhắc lại định nghĩa
Đại Trượng Phu của Mạnh Tử :
Cư thiên hạ chi quảng
cư
Lập thiên hạ chi chính
vị
Hành thiên hạ chi đại
đạo
Đắc chí dữ dân do chi
Bất đắc chí
độc hành kỳ đạo
Phú
quý bất năng dâm
Bần tiện bất
năng di
Uy vũ bất năng
khuất
Thử chi vị Đại
Trượng Phu
( Sống ở chỗ rộng rãi trong thiên hạ
Đứng ở vị trí chân chính trong thiên hạ
Đi trên con đường lớn trong thiên hạ
Đạt được chí mình thì cùng người
người hành đạo
Chẳng đạt được chí mình thì riêng mình hành
đạo
Giàu sang chẳng dâm dật
Nghèo hèn chẳng đổi lòng
Cường quyền không làm khuất phục
Người như vậy là bậc Đại
Trượng Phu.)
Phú quí bất năng dâm,
Bần tiện bất năng di !
Đại trượng phu
dẫu thân thế, thân phận giàu sang hay nghèo hèn
vẫn không đổi lòng đối với thế nhân,
vẫn ngay thật, không dối trá, không đố kỵ
ghét ghen, không hiểm
độc,
Đại trượng phu dẫu thân thế, thân phận
thế nào, đối với thế nhân, vẫn ngay thật, vẫn vô
độc, vẫn không đổi lòng
VIII) Vô độc là bản chất của Đại
Trượng Phu
Đại trượng phu thì vô
độc
Đại trượng phu dẫu thân thế, thân phận
thế nào vẫn ngay thật, vẫn vô độc
đối với thế nhân
Cho nên,
Vô độc là bản chất
của Đại Trượng
Phu
IX) Vô độc tất trượng phu, Vô độc tất Đại trượng
phu
Đại trượng phu thì vô
độc
Vô độc là bản chất của
Đại Trượng
Phu
Người lúc nào cũng Vô
độc thì là Đại trượng phu
Cho nên,
Vô
độc tất trượng phu
Nói rõ hơn một chút,
Vô
độc tất Đại trượng phu !
*
*
* Lê Anh Chí *.
_____________
Kinh sách tham khảo
Kinh :
Kinh Đại Bát Niết Bàn,
dịch giả Thích Trí Tịnh
Kinh Đại Bát Niết Bàn,
Kinh Trường Bộ (Nhị Thừa),dịch giả
Thích Minh Châu
Đại
Thừa Kim Cang Kinh Luận
Cuộc đời Đức
Phật (Trích dẫn Kinh), dịch giả Thích Trung Quán
Kinh Kim Cang,
dịch giả Đoàn Trung Còn
Kinh Kim Cang,
dịch giả Thích
Trí Tịnh
Kinh Kim Cang và
Chánh Pháp chưa từng có, dịch và chú giải : Thích Huyền
Vi
Kinh Kim Cang,
dịch giả Thích
Duy Lực
Kinh Kim Cang,
dịch giả Thích
Thiện Hoa
Kinh Lăng Nghiêm, dịch giả Trí Độ và Tuệ Quang
Kinh
THỦ LĂNG NGHIÊM TÔNG THÔNG, dịch giả Thích Nhẫn Tế
Kinh Trường A Hàm, dịch giả Thích Thiện Siêu
Kinh Trường Bộ
(Nhị Thừa),dịch giả Thích Minh Châu
Kinh
Vô Ngã Tướng, dịch
giả Phạm Kim Khánh
Pháp Trích Lục, Huỳnh
văn Niệm trích lục.
Ngữ Lục (đến đời Lục Tổ):
Sáu cửa Thiếu Thất,
Đạt Ma Sư Tổ, dịch giả Trúc Thiên
Kinh
Pháp Bảo Đàn, Lục Tổ, dịch giả Thích Duy Lực
Kinh
Pháp Bảo Đàn, Lục Tổ, dịch giả Thích Minh
Trực
Chứng Đạo Ca, Huyền Giác, dịch
giả Trúc Thiên
Ngữ Lục (sau đời Lục Tổ):
Bá Trượng Ngữ Lục, dịch giả Thích Duy Lực
Truyền Tâm Pháp Yếu, Hoàng Bá, dịch
giả Thích
Duy Lực
Cội
nguồn truyền thừa và phương pháp tu trì của
thiền tông, Nguyệt Khê, dịch giả Mai Phúc Hiền
Chơn
tâm trực thuyết, Phổ Chiếu
Lâm Tế Ngữ Lục
Thiền Đốn Ngộ,
nhiều tác giả : Huyền Giác, Huệ Hải,
Thạch Thành Kim, Oánh Sơn,
Hư Vân; dịch giả Thích Thanh Từ
Tọa Thiền Luận,
Đại Giác, dịch giả Như Hạnh
Tu tâm
quyết, Phổ Chiếu
Sách :
Tứ
Diệu Đế, Thích Thiện Hoa
Cuộc đời Thánh Tăng
Đại Ca Diếp, Nguyễn Điều,
Cuộc đời Tôn Giả
Xá Lợi Phất, Nguyễn Điều,
Cuộc đời Tôn Giả
Mục Kiền Liên, Nguyễn Điều,
Đường
Mây Trên Đất Hoa, Thích Hằng Đạt và Nguyên Phong
Phật Giáo Khái Luận, Thích
Chơn Thiện
*
*
Trang Nhà Kiến Tánh www.kientanh.com
Mục Lục Thơ ‘họa thơ,
lẩy Kiều’
Mục Lục ‘‘Kiến Tánh Thành Phật’’
------------------------------------------------------------------
*
Trang Chính
* Mục
Lục * Luận 1 * Luận
2 * Thơ 1 * Thơ
2
------------------------------------------------------------------------------
* Hộp Thư * Nối kết Trang Nhà Phật Pháp Việt
Nam * Nối
kết Văn Học *
------------------------------------------------------------------------------
* Bài
Xưa
* Bài
mới Kiến Tánh * Bài
mới Trang LêAnhChí *
---------------------------------------------------------------
*
Liên Kết
TrangNhà
LêAnhChí :
* Trang Chính * ML_ViệtSử,Văn * ViệtSử,
Văn 3 * ViệtSử, Văn 4 * Bài mới LêAnhChí *