Định nghĩa định danh 6

 

              Lê Anh Chí

__________________________________________

Dàn Bài :

Dẫn nhập : Đại Việt Sử Kư Toàn Thư là quốc sử của nhà Trịnh, chẳng phải của nhà Lê

Dẫn nhập : Đời Vua Lê Thái Tổ , Lê Thái Tông là thời Nghiêu Thuấn

Dẫn nhập : Trần Nguyên Hăn là kẻ tử thù của nhà Hậu Trần và là kẻ phản nghịch

X) Ḥa thượng Ni, Sư cụ Ni ... ?

XI) Điện Hạ, Các Hạ, Túc Hạ, ... và Tại Hạ

XII) Tăng Thống, Quốc Sư

XIII) Chân Ngă, Bản Ngă, Bản Tâm, Tự Ngă, Ngă

XIV) Bản Lai Diện Mục

XV) Hằng Hà sa số và hằng hà sa số

XVI) Điểm yếu, yếu điểm, th́nh ĺnh, bất th́nh ĺnh

XVII) Cô gia, Quả nhân

XVIII) Truyền đăng

                     (C̣n Tiếp)

__________________________________________

 

Tiếp tục loạt bài ‘Định nghĩa định danh’, bài này nói về những từ ngữ Phật giáo (như Tăng Thống Quốc Sư Bản Lai Diện Mục Hằng Hà sa số Truyền đăng ...) , ngoài Phật giáo như Điện Hạ, Các Hạ, Túc Hạ, Tại Hạ, Điểm yếu, yếu điểm, Cô gia, Quả nhân...

 

Dàn Bài bài trước:

252)               Định nghĩa định danh 5

I) Vơ nghệ cao cường thay v́ ‘có sc khe’, ‘có sc mạnh’ ...

II) ‘Lành thay !’, ‘Tốt thay !’ ... thay v́ ‘Than Ôi !’

III) Sư phụ, Sư tổ, Thái Sư phụ

IV) Hoàng tử, Thế Tử, Hoàng Thái tử, Hoàng Thái đệ, Hoàng Thái tôn

V) Thái Thượng Hoàng, Thượng Hoàng, Hoàng Thượng, Bệ Hạ

VI) Hoàng hậu, Hoàng Thái hậu, Thái hậu, Hoàng phi, Hoàng Thái phi,

VII) Công chúa, Trưởng Công chúa

VIII) Không

IX)Thánh nhân, Thánh vương

 

Vd = Ví dụ = Thí dụ

TQC  = TQCDN = Tam Quốc Chí Diễn Nghĩa

PG = Phật giáo

 

 

X) Ḥa thượng Ni, Sư cụ Ni ... ?

 

Hơn 10 năm về trước (hiện tại là 1-2015), tôi có đọc một bài viết trên  một diễn đàn PG , về ‘Ḥa thượng Ni’, chuyện kể rằng có một vị ni sư bảo các Phật tử phải, nên gọi vị đó là ‘Ḥa thượng Ni’ ; người viết bài đó cười quá xá, những người góp ư cũng cười (v́ họ chưa hề nghe nói đến ‘Ḥa thượng Ni’). Chữ ‘Ḥa thượng Ni’ th́ nghe là lạ, nhưng nghĩ lại, theo thiển ư, th́ có lư lắm, nên lắm ! Tại sao ? _-bởi v́ trong kinh sách có chữ ‘Tỳ kheo Ni’ hay ‘Tỳ khưu Ni’ ! (mà chẳng ai cười)

Thiết nghĩ nên có những danh xưng như

Ḥa thượng Ni

Thượng Tọa Ni

Sư cụ Ni

Cho chức vị Ni giới thêm phần long trọng, cùng dùng với những danh xưng đă có như ni sư, sư bà , ni cô, Tỳ khưu Ni  vv  Ngày xưa th́ không cần, v́ có nhiều hoàng hậu, công chúa đi tu (Một khi hoàng hậu, công chúa đi tu th́ đương nhiên được trọng vọng, trong ni đoàn cũng như đối với các Phật tử _-và nâng cấp cho các ni cùng tu)

Không rơ câu chuyện về ‘Ḥa thượng Ni’ kể trên , diễn tiến ra sao, có được các giáo hội để ư đến hay không ?

 

 

XI) Điện Hạ, Các Hạ, Túc Hạ, ... và Tại Hạ

 

Cùng một kết cấu với Bệ Hạ,

       Điện Hạ, Các Hạ, Túc Hạ, ... và Tại Hạ

Điện Hạ :   

Điện = Cung Điện, Hạ = dưới , gọi ‘dưới Điện’ tức là gọi, một cách lễ phép, các Hoàng tử, Công chúa, Thân vương, những kẻ ở trong Cung Điện.

Các Hạ :

Các = gác, lầu ; nhà có gác, lầu  là người cao sang, gọi ‘dưới lầu’ tức là gọi người cao sang, gọi người đối diện như vậy là lễ phép lắm

Túc Hạ :

Túc = chân ; gọi ‘dưới chân’ tức là nể nang người, gọi người đối diện như vậy là lễ phép

Tại Hạ :

Tại = đây, ở đây ; Tại Hạ = đây, ở dưới = tôi ;   tự nhận là ‘đây, ở dưới’ tức là nể nang người, tự hạ thấp ḿnh, như vậy là lễ phép lắm.

 

 

XII) Tăng Thống, Quốc Sư

 

Ngày xưa, ở Đại Việt, chức vị Tăng Thống là Quốc Sư và do nhà vua tôn phong. (Lưu ư : tôi dùng chữ ‘tôn phong’ chớ chẳng phải là ‘phong’). V́ chức vị Tăng Thống là chức vị suốt đời (cũng như vua), mà Tăng Thống thường rất thọ, mà vua thường không được thọ, nên có nhiều vua suốt đời chẳng hề tôn phong Tăng Thống.

 

 

XIII) Chân Ngă, Bản Ngă, Bản Tâm, Tự Ngă, Ngă

 

Chân Ngă, thuật ngữ Đại thừa, là Ngă Chân Thật , là Phật Tánh

 

Bản Ngă, thuật ngữ Phân-tâm-học, là bản chất của cái Ngă thế gian, là bản chất của Vọng Tâm

 

Bản Tâm, thuật ngữ Đại thừa, là bản chất của Tâm, là Phật Tâm, là Phật Tánh

 

Tự Ngă, thuật ngữ Đại thừa, là Ngă Chân Thật , là Phật Tánh, Chân Ngă

 

Ngă, thuật ngữ Đại thừa, là Tự Ngă, là Chân Ngă

 

Xem

95)         Phật Tánh chẳng phải là Đại Ngă, chẳng phải là Tiểu Ngă ;    Phật Tánh, Chân Tâm, vọng tâm, linh hồn, Đại Ngă, Tiểu Ngă, Vô Ngă , Tự Tâm, Diệu Tâm . . .

 

 

XIV) Bản Lai Diện Mục

 

Bản Lai = xưa nay

Diện = mặt

Mục = mắt

Bản Lai Diện Mục, nghĩa đen là mặt mắt xưa nay

Nhưng ‘mặt mắt’ là cách gọi của người Tàu, ta gọi là ‘mặt mũi’

 

Như vậy, Bản Lai Diện Mục là mặt mũi xưa nay, là bộ mặt xưa nay, là gương mặt xưa nay

 

Bản Lai Diện Mục, thuật ngữ Thiền Tông, là Ngă Chân Thật , là Phật Tánh

 

 

XV) Hằng Hà sa số và hằng hà sa số

 

Cụm từ ‘hằng hà sa số’ chính ra là ‘Hằng Hà sa số’ và có nghĩa là ‘số cát sông Hằng’ ; sông Hằng ở Ấn Độ là sông rất lớn rất dài, đặc điểm là bờ sông có rất nhiều cát ; v́ thế đức Phật thường nói nhiều về ‘số cát sông Hằng’, để chỉ một số lượng rất lớn rất nhiều, đếm không xuể !

Cụm từ ‘Hằng Hà sa số’ được dùng nhiều , dần dần trở thành ‘hằng hà sa số’ (và người ta quên đi ‘Hằng Hà sa số’ có nghĩa là ‘số cát sông Hằng’ ) và thường được dùng với dấu chấm than (!), với nghĩa ‘quá nhiều’ (như số cát sông Hằng).

Vd (trích một đoạn văn, tôi viết về Mỹ-nhân/Anh-hùng) :

Mỹ-nhân chẳng sánh Anh-hùng, v́ Anh-hùng trên thế gian chỉ có một vài, c̣n Mỹ-nhân th́ hằng hà sa số !

 

 

XVI) Điểm yếu, yếu điểm, th́nh ĺnh, bất th́nh ĺnh

 

Viết lại đây ư nghĩa một số từ ngữ, mà đúng ra mọi người đều phải biết khi bắt đầu vào trường trung học :

 

a) Điểm yếu, yếu điểm,

yếu điểm = điểm trọng yếu = điểm quan trọng

điểm yếu = nhược điểm

 

b) th́nh ĺnh, bất th́nh ĺnh

Một điều quái dị : bất th́nh ĺnh = th́nh ĺnh

 

 

XVII) Cô gia, Quả nhân

 

Cô gia, Quả nhân là tiếng tự xưng của lănh chúa, của một v́ vương ; gọi là ‘xưng Cô, xưng Quả’

Vd

65)         Người thuyết phục được Tôn Quyền chống Tào là Lỗ Túc, chẳng phải Gia Cát Lượng

              ( Lỗ Túc nói : ‘‘bọn Túc này đều có thể hàng Tào, riêng Chúa công không thể hàng Tào’’ )

=== === TQC :

...Lỗ Túc nói:- Lời mọi người vừa bàn đó, thực làm hỏng việc của Chúa công. bọn Túc này đều có thể hàng Tào, riêng Chúa công không thể hàng Tào.

Tôn Quyền hỏi:- V́ cớ ǵ vậy?

Lỗ Túc nghiêm trang đáp:- Như bọn Túc này mà hàng Tháo, vẫn được làm quan, thế nào Tháo lại chẳng ban cho mỗi người một chức Châu, Quận hoặc tương đương. Nhưng Chúa công mà hàng Tào th́... ôi thôi, c̣n biết về đâu? Ngôi chẳng qua đến phong Hầu. Xe bất quá được một cỗ, ngựa bất quá được một con, quân hầu nhiều lắm được năm bảy tên. Như thế phỏng c̣n quay mặt hướng Nam mà xưng "Cô", xưng "Quả" được chăng? ... === ===

 

 

XVIII) Truyền đăng

Truyền đăng là một  thuật ngữ Thiền Tông,

=== ===       Truyền Tâm Ấn Tâm  :

... Từ Tổ Ca Diếp đến Ngũ Tổ, các Tổ truyền tâm ấn tâm từ đời này qua đời kia, để duy tŕ huệ mạng của Như Lai.

Gọi là truyền đăng.

Ví như một ngọn đèn, mồi cho ngọn đèn khác. Một đèn thành 2 đèn, 2 thành 4, . . . thành n đèn. Thế hệ này truyền sang thế hệ kia, đèn đèn tỏ rạng, sáng măi không cùng !

Cũng hàm chứa điều này : thiền sinh cần có thầy, có thầy để được Chỉ thẳng chân tâm.

Đến thời Ngũ Tổ, Ngũ Tổ làm một cuộc đại cách mạng : ngài dạy rằng thọ tŕ Kinh Kim Cang có thể thấy tánh. Nghĩa là ta có thể tự tu, tự chứng Chân Tâm bằng Kinh Kim Cang !

Kể từ đó, việc tu hành của pháp môn Kiến Tánh gồm hai đường lối :

1) truyền tâm ấn tâm

2) tự tu bằng Kinh Kim Cang

( sau này thêm pháp

3) khán công án, thoại đầu ) ... === ===

 

Cả ba pháp môn Kiến Tánh này cũng là để Truyền đăng, để duy tŕ huệ mạng của Như Lai. Cứ một người được Kiến Tánh là sự Truyền đăng được tiếp tục , duy tŕ ...

                            (C̣n Tiếp)

*

*

* Lê Anh Chí *.

_____________

 

Kinh sách tham khảo

Kinh :

       Kinh Đại Bát Niết Bàn, dịch giả Thích Trí Tịnh

       Kinh Đại Bát Niết Bàn, Kinh Trường Bộ (Nhị Thừa),dịch giả Thích Minh Châu

       Đại Thừa Kim Cang Kinh Luận

       Cuộc đời Đức Phật (Trích dẫn Kinh), dịch giả Thích Trung Quán

       Kinh Kim Cang, dịch giả Đoàn Trung C̣n

       Kinh Kim Cang, dịch giả Thích Trí Tịnh

       Kinh Kim Cang và Chánh Pháp chưa từng có, dịch và chú giải : Thích Huyền Vi

       Kinh Kim Cang, dịch giả Thích Duy Lực

       Kinh Kim Cang, dịch giả Thích Thiện Hoa

       Kinh Lăng Nghiêm,  dịch giả   Trí Độ và Tuệ Quang

       Kinh THỦ LĂNG NGHIÊM TÔNG THÔNG, dịch giả Thích Nhẫn Tế

       Kinh Trường A Hàm,  dịch giả   Thích Thiện Siêu

       Kinh Trường Bộ (Nhị Thừa),dịch giả Thích Minh Châu

       Kinh Vô Ngă Tướng,  dịch giả Phạm Kim Khánh

       Pháp Trích Lục, Huỳnh văn Niệm trích lục.

Ngữ Lục (đến đời Lục Tổ):

       Sáu cửa Thiếu Thất, Đạt Ma Sư Tổ, dịch giả Trúc Thiên

       Kinh Pháp Bảo Đàn, Lục Tổ, dịch giả Thích Duy Lực

       Kinh Pháp Bảo Đàn, Lục Tổ, dịch giả Thích Minh Trực

       Chứng Đạo Ca, Huyền Giác,  dịch giả Trúc Thiên

Ngữ Lục (sau đời Lục Tổ):

       Bá Trượng Ngữ Lục, dịch giả Thích Duy Lực

       Truyền Tâm Pháp Yếu, Hoàng Bá, dịch giả Thích Duy Lực

       Cội nguồn truyền thừa và phương pháp tu tŕ của thiền tông, Nguyệt Khê, dịch giả Mai Phúc Hiền

       Chơn tâm trực thuyết, Phổ Chiếu

       Lâm Tế Ngữ Lục

       Thiền Đốn Ngộ, nhiều tác giả : Huyền Giác, Huệ Hải, Thạch Thành Kim, Oánh Sơn,  Hư Vân; dịch giả Thích Thanh Từ

       Tọa Thiền Luận, Đại Giác, dịch giả Như Hạnh

       Tu tâm quyết, Phổ Chiếu

Sách :

       Tứ Diệu Đế, Thích Thiện Hoa

 

       Cuộc đời Thánh Tăng Đại Ca Diếp, Nguyễn Điều,

       Cuộc đời Tôn Giả Xá Lợi Phất, Nguyễn Điều,

       Cuộc đời Tôn Giả Mục Kiền Liên, Nguyễn Điều,

       Đường Mây Trên Đất Hoa, Thích Hằng Đạt và Nguyên Phong

       Phật Giáo Khái Luận, Thích Chơn Thiện

 

*

*

Trang Nhà Kiến Tánh    www.kientanh.com

       Mục Lục Thơ AiBảo GióLay

              Mục Lục Thơ ‘Đặc Biệt’      

       Mục Lục ThơHoa’

              Mục Lục Thơ ‘họa thơ, lẩy Kiều’

       Mục Lục Thơ ‘Muôn Thiền’

              Mục Lục Thơ Tâm

                            Mục Lục Thơ Thiền Toán

       Mục Lục ThơTrăng’

               Mục Lục Thơ ‘Vạn Trăng’

                     Mục Lục Thơ ‘x Phật x’

                            Mục Lục Thơ ‘x Tánh x’

       Mục Lục Thơ ‘x Thiền x’     

              Mục Lục Thơ Xuân Tết

 

       Mục Lục của Mục Lục Thơ

 

Mục Lục ‘‘Kiến Tánh Thành Phật’’

Mục Lục "Không Trụ"

Mục Lục của Mục Lục Đoản Luận

------------------------------------------------------------------

* Trang Chính * Mục Lục * Luận 1 * Luận 2 * Thơ 1 * Thơ 2

------------------------------------------------------------------------------

* Hộp Thư  * Nối kết Trang Nhà Phật Pháp Việt Nam * Nối kết Văn Học *

------------------------------------------------------------------------------

* Bài Xưa * Bài mới Kiến Tánh * Bài mới Trang LêAnhChí *

 ---------------------------------------------------------------

*

Liên Kết TrangNhà LêAnhChí :

* Trang Chính * ML_ViệtSử,Văn * ViệtSử, Văn 3 * ViệtSử, Văn 4 * Bài mới LêAnhChí *